Khảo sát Herbalife Nutrition: 54% người tiêu dùng cảm thấy sức khỏe không như mong muốn

54% người tiêu dùng Việt Nam khi được hỏi đã cho biết họ nhận thấy sức khỏe không ở mức tốt nhất...

Công ty dinh dưỡng toàn cầu Herbalife Nutrition vừa công bố các kết quả Khảo sát các thói quen liên quan đến sức khỏe tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2021 (Asia Pacific Health Inertia Survey 2021) trong đó có Việt Nam. Được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021, đã có 5.496 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 trở lên tại 11 thị trường châu Á – Thái Bình Dương (gồm: Australia, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) tham gia khảo sát.

Kết quả cho thấy 1/2 (54%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết sức khỏe tinh thần và thể chất hiện tại của họ đang ở trạng thái không phải tốt nhất (chỉ ở mức trung bình), nhiều hơn những người cảm thấy “tốt”, “rất tốt” hoặc “xuất sắc”. So với một năm trước đây, sức khỏe của người tiêu dùng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung đang được chia thành hai tình trạng: tốt hơn hoặc xấu đi.

Đối với những người nhận thấy sức khỏe thể chất của mình suy giảm trong 12 tháng qua, 7/10 (73%) cho rằng đó là do thiếu vận động thể chất, tiếp theo là do thực phẩm không lành mạnh (45%) và thiếu hỗ trợ cộng đồng để theo kịp chế độ tập thể dục (32%).

Nói đến suy giảm sức khỏe tinh thần, các lý do chính gồm có căng thẳng do công việc không ổn định (60%), ở nhà nhiều hơn do hạn chế di chuyển (67%) và thiếu tương tác xã hội (41%).

Riêng với những người được hỏi cho biết sức khỏe thể chất và tinh thần của họ cải thiện so với 12 tháng trước, nguyên nhân phổ biến là tập thể dục nhiều hơn. Các yếu tố khác bao gồm tiêu thụ thực phẩm lành mạnh hơn, sự hỗ trợ cộng đồng và có nhiều thời gian và không gian hơn cho bản thân.

Khảo sát cung cấp nhiều thông tin chi tiết về sự ảnh hưởng của đại dịch đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như các hành vi của họ đối với việc cải thiện sức khỏe.

Khảo sát cung cấp nhiều thông tin chi tiết về sự ảnh hưởng của đại dịch đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như các hành vi của họ đối với việc cải thiện sức khỏe.

Mặc dù đa số người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dường tham gia khảo sát nhận thấy tình trạng sức khỏe của họ không được như mong muốn, nhiều người đã bắt đầu thực hiện bước đầu tiên là ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn do ảnh hưởng của đại dịch. Người tiêu dùng tại khu vực này nói rằng họ bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn, xu hướng này thể hiện rõ ràng nhất tại Việt Nam (78%). Trong số những người cho biết bắt đầu ăn uống kém lành mạnh hơn do đại dịch, lý do chính là do tiếp cận các loại thức ăn nhanh không lành mạnh một cách dễ dàng.

Khảo sát này cũng cho thấy có 64% người tiêu dùng bắt đầu tập thể dục nhiều hơn do đại dịch. Đối với những người tập thể dục ít hơn trong đại dịch, hầu hết đều chỉ tập thể dục khoảng 1 đến 3 ngày mỗi tuần, với lý do chính là thiếu động lực cá nhân để tập, thiếu không gian tập tại nhà, và không thể đến các trung tâm tập gym và thể hình.

Với làn sóng kỹ thuật số đang lan rộng khắp các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn để hỗ trợ cuộc sống năng động lành mạnh.

7/10 (72%) người tiêu dùng hiện nay sử dụng các công cụ công nghệ như các lớp học và video tập thể dục trực tuyến dành cho mọi người (60%), công cụ theo dõi tập luyện (40%), các ứng dụng thể hình và tập luyện (33%) và các ứng dụng dinh dưỡng (39%) để hỗ trợ chế độ sinh hoạt lành mạnh của mình.

Khi được hỏi về các kế hoạch nuôi dưỡng thói quen sống lành mạnh năng động trong 12 tháng tiếp theo, phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam (96%) tham gia cuộc khảo sát đều nói rằng họ dự định sẽ ăn uống lành mạnh hơn trong khi 91% lên kế hoạch để tập thể dục nhiều hơn.

Các bước mà họ sẽ thực hiện để ăn uống lành mạnh hơn gồm có: Uống nhiều nước hơn (74%); Bổ sung thêm hoa quả và rau củ vào các bữa ăn (69%); Giảm tiêu thụ đường và đồ ngọt (63%).

Những việc phải làm để có thói quen tập thể dục nhiều hơn gồm: Tạo một lịch làm việc cụ thể trong đó bao gồm việc tập thể dục thường xuyên (72%); Thuyết phục gia đình và bạn bè cùng tập thể dục trực tiếp hoặc trực tuyến (43%); Mua các dụng cụ tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tại nhà (44%).

T.Văn

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/khao-sat-herbalife-nutrition-54-nguoi-tieu-dung-cam-thay-suc-khoe-khong-nhu-mong-muon-32093.html