Khát vọng Thanh Hóa : Từ Nghị quyết đến hành động cho tương lai
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lời dạy của Bác Hồ đã từng nói khi về thăm Thanh Hóa vào 17-7-2020 tại Hà Nội khi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hóa: "Tỉnh Thanh Hóa muốn trở thành tỉnh kiểu mẫu nhất định được vì người đông, của cải nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển, sắp xếp".
Thanh Hóa phải tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của người dân Thanh Hóa".
Xây dựng Thanh Hóa đến 2030 tầm nhìn 2045
Ngày 5-8-2020 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 58 được ban hành với mục tiêu xây dựng một Thanh Hóa trong tương lai phát triển toàn diện, giàu đẹp, văn minh, thành tỉnh kiểu mẫu của cả nước với 9 nội dung quan trọng.
Dựa trên các tiềm năng thế mạnh với vị trí kết nối thuận lợi cả trong nước và quốc tế, đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, bờ biển dài, có đầy đủ các loại hình giao thông. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò là một cực tăng trưởng mới.
Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp để tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới.
Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tạo nền tảng để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nưóc về giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tạo nền tảng để tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa và thể thao của khu vực và cả nước. Thực hiện tốt công tác tôn giáo và dân tộc.
Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước bạn Lào, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Đưa Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, toàn diện
Ngày 3-2, Nghị quyết số 13/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chương trình hành động của Chính phủ là nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 58 từ đó xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cụ thể thiết thực gắn với tổ chức kế hoạch theo lộ trình phù hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị Quyết.
Chương trình hành động thể hiện vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân tỉnh Thanh Hóa. Từ đó xác định vai trò nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các tỉnh thành phố trong vùng liên kết phát triển tập trung chỉ đạo.
Thực hiện các chủ trương chính sách đột phá, nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng, mở rộng hợp tác quốc tế, đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ vưng chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia.
Nghị quyết 13 nêu ra mục tiêu trong giai đioạn từ 2021-2025 với tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP hàng năm đạt 11% trở lên, thu ngân sách trên địa bàn tăng 10% và tổng huy động vốn xã hội đầu tư 5 năm là 750 ngàn tỷ đồng. Đến năm 20205, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 40% diện tích.
Trong giai đoạn từ 2026-2030, tốc độ tăng trưởng GRDP phải đạt từ 9,2% trở lên, thu ngân sách địa bàn tăng 7%, tổng đầu tư vốn toàn xã hội trong 5 năm đạt 900 ngàn tỷ đồng. Đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người gần 9.000 USD, kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ đô, tỷ lệ đô thị hóa 50% trở lên.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu.
Thực hiện hóa khát vọng thịnh vượng
Ngày 9-8-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định ban hành về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực thực hiện Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế gồm 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế biển và ven biển, từ đó cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo đột phát trong phát triển kinh tế xã hội và bền vững. Xây dựng thành trung tâm lớn của khu vực và cả nước về giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu.
Tăng cường các liên kết, hợp tác với tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, TP Hà Nội và các tỉnh thành phố trong cả nước. Gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và mỏ rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Ngày 13-11-2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 37 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa gồm 8 cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có những chính sách Trung ương bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho địa phương, đồng thời các chính sách về phân cấp quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp sẽ tạo sự chủ động, tăng tính trách nhiệm của địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư các dự án lớn.
Ông Đỗ Minh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Nghị quyết số 37 là sự thể chế hóa cao nhất, sinh động nhất Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, nhằm tạo ra xung lực mới để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 trong những năm tiếp theo, Thanh Hóa sẽ phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Xem công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng, các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa", ông Tuấn thông tin.
Vượt 'bão COVID-19', tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay với mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế.
Năm 2021 Thanh Hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 8,85% nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Có 20/25 chỉ tiêu chủ yếu đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, trong đó nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng vượt xa so với kế hoạch và đạt cao nhất từ trước đến nay
Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán.
Xuất khẩu ước đạt 5,3 tỷ USD, vượt 33,5% kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công đạt 8.368,8 tỷ đồng bằng 91% kế hoạch. Thành lập mới hơn 3.600 doanh nghiệp, vượt 20% kế hoạch, đứng thứ 4 cả nước.