Khẩu pháo to nhất, lớn nhất mà đảo Đài Loan đang sở hữu hiện tại là pháo 250mm M1 do Mỹ sản xuất. Đài Loan đã sở hữu và sử dụng những khẩu pháo này suốt từ năm 1958 cho tới nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở thời điểm hiện tại sau 62 năm sở hữu khẩu pháo M1 trong biên chế, đây vẫn được coi là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất, uy lực mạnh nhất mà lực lượng vũ trang của hòn đảo này đang có trong tay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ra đời từ năm 1943, khẩu pháo M1 250mm được Mỹ thiết kế và sản xuất vào thời kỳ chạy đua kích thước nòng pháo. Đơn giản là do vào thời này tên lửa vẫn chưa ra đời, cách đơn giản nhất để tăng uy lực của một khẩu pháo đó là tăng cỡ nòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế dựa trên khẩu pháo M1918 cùng cỡ nòng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Lục quân Mỹ tin tưởng rằng khẩu M1 sẽ trở thành thứ vũ khí uy lực bậc nhất ở chiến trường châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo lý thuyết, khẩu pháo này cần một bệ bắn cố định do có độ giật cực lớn, mỗi một viên đạn của nó cũng nặng tới 160 kg và tầm bắn tối đa hơn 23 km - bỏ xa các loại sơn pháo phổ biến thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên với sự ra đời của tên lửa và sự phát triển bùng nổ của loại vũ khí sử dụng động cơ phản lực trong giai đoạn cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Mỹ đã quyết định loại biên hoàn toàn các khẩu pháo M1 ra khỏi biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một số ít pháo M1 sau đó được Mỹ chuyển cho các đồng minh của mình ở Philippines hay đảo Đài Loan để gia tăng khả năng phòng thủ bờ. Tuy nhiên tới nay, chỉ còn Đài Loan vẫn tiếp tục sử dụng loại vũ khí này với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực tế, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của loại pháo này trong bối cảnh giao tranh hiện tại là chưa quá cao. Với tốc độ bắn chỉ khoảng 20 phát mỗi giờ đồng hồ, pháo M1 khó có thể thực hiện được nhiệm vụ phòng thủ bờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc biệt là trong nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, mục tiêu của pháo M1 thường sẽ là những mục tiêu di chuyển tốc độ cao như tàu chiến, tàu đổ bộ hay tàu đệm khí. Khi này, tốc độ bắn quá chậm của khẩu pháo cỡ nòng 240mm này chắc chắn sẽ khó có thể đạt được hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tốt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo M1 cũng được nâng cấp lên phiên bản tự hành để tăng cường khả năng cơ động. Tuy nhiên khẩu pháo này thực tế lại khá "phi lý thuyết" khi nó rất cồng kềnh, không hiệu quả trong việc sử dụng như một khẩu pháo tự hành. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, khẩu pháo M1 này đã từng được sử dụng ở Chiến tranh Triều Tiên, tuy nhiên hiệu quả thực chiến của những khẩu "siêu pháo" này cũng không quá cao như kỳ vọng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ quyết định loại bỏ hoàn toàn pháo M1 ra khỏi biên chế và chuyển toàn bộ số lượng khẩu pháo M1 cho Đài Loan. Kể từ đó tới nay, đảo Đài Loan vẫn tiếp tục sử dụng loại pháo này và được cho là đang sở hữu hàng nghìn quả đạn pháo 240mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, Đài Loan còn từng thiết kế hệ thống hầm hào kiên cố để bảo vệ những khẩu pháo 240mm này, đảm bảo chúng vẫn có thể hoạt động tốt ngay cả khi bị dội bom trực tiếp. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại khi các loại tên lửa dẫn đường đã ra đời, pháo M1 rõ ràng đã trở nên quá lỗi thời và khó có thể phát huy được hiệu quả trong giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh một pha bắn thử pháo phòng thủ bờ M1 của đảo Đài Loan
Trần Trân