Khi 'chốn tử thần' bỗng trở thành nơi kinh doanh, đón khách

Không khó để bắt gặp những hình ảnh hàng hóa được bày bán ngay dưới trạm biến áp. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng sự nguy hiểm mà nó sẽ mang tới.

Bỏ ngoài tai những lời cảnh báo "Cấm sờ"; "Nguy hiểm, chết người"... được dán tại các trạm biến áp. Nhiều tiểu thường vẫn bình thản, ngang nhiên bày bán, kinh doanh ngay tại bốt điện.

Trên các trạm biến áp luôn có dán tờ giấy cảnh báo "cấm sờ, có điện, nguy hiểm, giật chết người".

Trên các trạm biến áp luôn có dán tờ giấy cảnh báo "cấm sờ, có điện, nguy hiểm, giật chết người".

Với vị trí gần mặt đường, rất dễ thu hút người đi đường. Vậy nên, những trạm biến áp này để trở thành nơi kinh doanh, buôn bán vô cùng thuận lợi cho các tiểu thương. Thậm chí, một số hộ dân còn tận dụng để đồ, phơi đồ, thậm chí là treo biển quảng cáo.

Xem thêm: 6 thói quen tiết kiệm điện siêu hiệu quả bạn nên biết

Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, người dân vẫn thản nhiên treo đồ, thậm chí là trèo lên một tủ điện.

Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, người dân vẫn thản nhiên treo đồ, thậm chí là trèo lên một tủ điện.

Trên thực tế, đã có những vụ việc rất thương tâm đã xảy ra do chập, cháy trạm biến áp gây ra. Điển hình vào năm 2016, trên địa bàn quận Đống Đa đã xảy ra vụ chập, cháy nổ bốt điện khiến 1 người tử vong và 4 người khác bị thương. Hay vào năm 2018, trên đường Phạm Hùng cũng xảy ra tình trạng tương tự khiến 3 công nhân bị thương.

Xem thêm: 7 sai lầm trong việc tiết kiệm điện: Càng làm càng tốn điện, dễ mất tiền triệu/tháng

Nếu không kinh doanh thì những trạm biến áp còn trở thành nơi tập kết rác lý tưởng.

Nếu không kinh doanh thì những trạm biến áp còn trở thành nơi tập kết rác lý tưởng.

Những sự mất mát không đáng có ấy, đã thức tỉnh chúng ta rằng nguy cơ từ các trạm biến áp vô cùng nguy hiểm. Vậy nhưng, vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người dân lao động, vẫn bất chấp, ngang nhiên bày bán hàng hóa.

Tại điều 4 nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về thi hành luật điện lực về an toàn điện, các hành vi bị cấm bao gồm "Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác". Vì vậy, các hành vi kinh doanh ngay cạnh các trạm biến áp, bốt điện là hành vi cực kỳ nguy hiểm.

Xem thêm: Nắm 7 mẹo này thì dùng điều hòa tẹt ga cũng không lo tốn điện mùa nắng nóng

Đặc biệt vào những thời điểm thời tiết nắng nóng cao điểm, việc người dân buôn bán sinh hoạt gần bốt điện chỉ cần chập điện, các vật dụng dễ cháy, dễ bén lửa… sẽ có thể gây ra bùng cháy và nổ lớn, gây ảnh hưởng đến những người đang tiến hành mua bán, hoặc sinh hoạt xung quanh.

Dưới đây là những hình ảnh phóng viên báo Gia đình và Xã hội ghi nhận được tại một số tuyến phố của Hà Nội:

Các tiểu thương tận dụng trạm biến áp làm nơi đặt bếp, chỗ rửa bát điều này vô cùng nguy hiểm.

Các tiểu thương tận dụng trạm biến áp làm nơi đặt bếp, chỗ rửa bát điều này vô cùng nguy hiểm.

Sau 2 trạm biến áp lớn là nơi mưu sinh của 3 quán nước nhỏ. Sự nguy hiểm luôn vây quanh họ và cả khách hàng.

Sau 2 trạm biến áp lớn là nơi mưu sinh của 3 quán nước nhỏ. Sự nguy hiểm luôn vây quanh họ và cả khách hàng.

Trên đường Phủ Doãn, tại các quán nước, nhiều người còn dựa vào trạm để tựa lưng.

Trên đường Phủ Doãn, tại các quán nước, nhiều người còn dựa vào trạm để tựa lưng.

Hàng quán bày la liệt ngay cạnh các trạm biến áp của tiểu thưởng.

Hàng quán bày la liệt ngay cạnh các trạm biến áp của tiểu thưởng.

Không khó để bắt gặp hình ảnh xe máy được đặt cạnh, và các chậu cây được đặt trên các trạm biến áp.

Không khó để bắt gặp hình ảnh xe máy được đặt cạnh, và các chậu cây được đặt trên các trạm biến áp.

Trạm biến áp cũng được tận dụng để treo biến quảng cáo, hay các thanh sắt chống bạt của một tiệm sửa xe.

Trạm biến áp cũng được tận dụng để treo biến quảng cáo, hay các thanh sắt chống bạt của một tiệm sửa xe.

Chỉ cần một góc nhỏ ngay cạnh trạm biến áp cũng trở thành nơi kiếm sống của 2 người lao động.

Chỉ cần một góc nhỏ ngay cạnh trạm biến áp cũng trở thành nơi kiếm sống của 2 người lao động.

Bùi Hân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/khi-chon-tu-than-bong-tro-thanh-noi-kinh-doanh-don-khach-172230619221701304.htm