Khi đau dạ dày bạn hãy dành 1 phút mỗi ngày làm điều này là tự gia hạn thêm tuổi thọ cho mình
Khi đau dạ dày bạn hãy dành 1 phút mỗi ngày làm điều này là tự gia hạn thêm tuổi thọ cho mình - điều đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.
Đau dạ dày là bệnh có tỉ lệ mắc phải rất lớn ở nước ta. Đau dạ dày thường xuất hiện bất chợt và kéo dài. Đồng thời tần suất cơn đau ngày một xuất hiện dày đặc khiến cho bạn luôn cảm thấy lo âu, mệt mọi. Chính vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày bạn nên có một thói quen sinh hoạt khoa học để phòng tránh căn bênh dạ dày.
Ảnh minh họa.
Ăn canh
Nhiều người có thói quen ăn canh sau bữa ăn, nhưng ăn canh trước bữa ăn lại có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.
Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn cần tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Giảm cân
Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh dạ dày thêm nặng, khi bạn béo dịch dạ dày của bạn sẽ bị dư thừa và đẩy acid tràn vào thực quản gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua.
Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý nhất không chỉ phòng bệnh dạ dày mà còn phòng tránh được rất nhiều bệnh khác.
Thực phẩm nên kiêng
- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.