Khi học sinh không được nhận giấy khen

Không phân biệt môn chính, môn phụ mà đều được đánh giá công bằng như nhau, cùng với đó là không còn hiện tượng học sinh đạt xuất sắc một môn học, vì thế việc khen thưởng theo Thông tư 27 được triển khai sau 4 năm đang mang lại tín hiệu tích cực trong đánh giá cuối năm.

Theo tiêu chí đánh giá Thông tư 27, học sinh phải đạt 6/8 môn đều ở mức 9 phẩy trở lên thì mới được học sinh xuất sắc thay vì tính điểm trung bình như trước đây. Cách đánh giá này khiến việc khen thưởng đi vào thực chất, toàn diện hơn. Cũng bởi vậy, số học sinh được nhận giấy khen của trường đã giảm đi một nửa.

Theo tiêu chí đánh giá Thông tư 27, học sinh phải đạt 6/8 môn đều ở mức 9 phẩy trở lên thì mới được học sinh xuất sắc.

Theo tiêu chí đánh giá Thông tư 27, học sinh phải đạt 6/8 môn đều ở mức 9 phẩy trở lên thì mới được học sinh xuất sắc.

Cô giáo Hoàng Thị Thu Trang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Hà Nội chia sẻ: "Học sinh xuất sắc phải cố gắng và hoàn thành các môn học, phải cố gắng cả năng lực và phẩm chất, học sinh tiêu biểu cũng vậy. Điều này giúp trường đánh giá học sinh khách quan hơn, đòi hỏi các con cố gắng đạt được kết quả tốt nhất, đánh giá toàn diện các con tất cả các mặt".

Đến nay, Thông tư 27 đã triển khai ở cả 4 khối tiểu học và 3 khối THCS, năm học tới sẽ được thực hiện ở những khối cuối cùng là lớp 5 và lớp 9. Ngoài tác động đến công tác khen thưởng thì việc đánh giá đúng năng lực của học sinh còn giúp các trường cũng như đơn vị quản lý có một cái nhìn tổng thể rõ nét hơn về chất lượng từng lớp, từng trường, qua đó, có điều chỉnh trong công tác dạy và học.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/khi-hoc-sinh-khong-duoc-nhan-giay-khen-240501.htm