Thực hiện video hướng dẫn trẻ phòng chống dịch COVID-19, giáo viên đã thêm vào những đoạn nhạc, hình ảnh minh họa để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ hơn về những kiến thức giữ gìn sức khỏe. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trước khi triển khai những hoạt động giao lưu trực tuyến, các trường đều khảo sát nhu cầu của phụ huynh trẻ để đạt được sự đồng thuận, xây dựng kế hoạch nội dung cho từng bài giảng, tập huấn cho từng giáo viên về phương pháp sư phạm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Để được 'lên hình,' ngoài việc chuẩn bị trang phục chỉn chu, gọn gàng, các cô còn phải tập dượt nhiều lần trước khi quay. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bên cạnh các video bài giảng gửi cho phụ huynh học sinh, nhiều trường mầm non còn tổ chức cho giáo viên thực hiện các hoạt động giao lưu trực tuyến với trẻ mẫu giáo lớn 1 - 2 lần/tuần. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ngay cả một tiết học tập thể dục cũng được các giáo viên thực hiện rất ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên hay phòng tập quen thuộc để trẻ dễ tiếp thu, cả cô quay và cô diễn đều say mê, không ngại “diễn” đến cả chục lần để có được khung hình như ý, cô đẹp và nhạc hay để gửi đến học trò. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các video được gửi về cho gia đình của trẻ, đồng nghĩa với giáo viên đang được trình diễn cho rất nhiều người cùng xem nên trang phục, lời ăn tiếng nói phải đúng mực và dễ hiểu. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các bài giảng được các cô ghi lại để gửi đến cho học sinh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Giáo viên vận dụng khéo léo đưa vào những lời kêu gọi sự chung tay của phụ huynh học sinh trong việc đồng hành với giáo viên rèn con trong thời gian con nghỉ học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trong khoảng 20 phút online, trẻ được gặp gỡ, trò chuyện với cô giáo và các bạn trong lớp, khiến trẻ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động cô hướng dẫn. (Nguồn: TTXVN)
Thời gian đầu, tỷ lệ trẻ tham gia các hoạt động giao lưu trực tuyến không cao, nhưng chỉ sau buổi đầu tiên, số trẻ tham gia đã tăng lên đáng kể, phụ huynh còn phản ánh trên nhóm lớp rằng trẻ luôn mong chờ để được trò chuyện cùng với cô giáo. (Nguồn: TTXVN)