Khiếp sợ thú vui nghiền xác ướp thành bột để trường sinh của người xưa

Từ thế kỷ 12, một số người ở châu Âu tin rằng dùng bột nghiền từ xác ướp có thể giúp trường sinh bất tử, chữa lành nhiều bệnh tật. Thế nhưng, sự thật về trào lưu này khiến nhiều người khiếp sợ.

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 12 - 15, một bộ phận người dân ở châu Âu tin rằng, xác ướp và linh hồn của người chết đều bất tử. Bên trong xác ướp chứa lượng lớn linh khí.

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 12 - 15, một bộ phận người dân ở châu Âu tin rằng, xác ướp và linh hồn của người chết đều bất tử. Bên trong xác ướp chứa lượng lớn linh khí.

Các thầy thuốc quảng bá "thần dược" có thành phần chính là bột nghiền từ xác ướp có thể giúp trường sinh bất tử, chữa lành nhiều bệnh tật như đau đầu, động kinh, đột quỵ...

Các thầy thuốc quảng bá "thần dược" có thành phần chính là bột nghiền từ xác ướp có thể giúp trường sinh bất tử, chữa lành nhiều bệnh tật như đau đầu, động kinh, đột quỵ...

Theo lời quảng bá của các thầy thuốc, xác ướp càng "lâu đời" thì càng có nhiều tác dụng và hiệu quả tốt hơn. Trong số này, một loại bột xác ướp được bày bán trong các cửa hàng dược phẩm được người dân châu Âu ưa chuộng có tên Mumia.

Theo lời quảng bá của các thầy thuốc, xác ướp càng "lâu đời" thì càng có nhiều tác dụng và hiệu quả tốt hơn. Trong số này, một loại bột xác ướp được bày bán trong các cửa hàng dược phẩm được người dân châu Âu ưa chuộng có tên Mumia.

Chính vì vậy, một lượng lớn xác ướp Ai Cập được bí mật vận chuyển tới châu Âu rồi đem bán cho các thầy thuốc.

Chính vì vậy, một lượng lớn xác ướp Ai Cập được bí mật vận chuyển tới châu Âu rồi đem bán cho các thầy thuốc.

Tin vào lời quảng bá của các thầy thuốc, không ít người dân từ tầng lớp bình thường cho đến giới thượng lưu, quý tộc, thậm chí hoàng tộc cũng sử dụng "thần dược" làm từ bột xác ướp.

Tin vào lời quảng bá của các thầy thuốc, không ít người dân từ tầng lớp bình thường cho đến giới thượng lưu, quý tộc, thậm chí hoàng tộc cũng sử dụng "thần dược" làm từ bột xác ướp.

Người ta thường pha bột xác ướp với đồ uống để dễ sử dụng. Trong đó, nhiều người uống bột xác ướp với mật ong hoặc cacao nóng.

Người ta thường pha bột xác ướp với đồ uống để dễ sử dụng. Trong đó, nhiều người uống bột xác ướp với mật ong hoặc cacao nóng.

Thậm chí, một số quý tộc, giới thượng lưu còn tổ chức các buổi tiệc và sử dụng bột xác ướp như một thú vui tiêu khiển thể hiện đẳng cấp, sự giàu có.

Thậm chí, một số quý tộc, giới thượng lưu còn tổ chức các buổi tiệc và sử dụng bột xác ướp như một thú vui tiêu khiển thể hiện đẳng cấp, sự giàu có.

Nhu cầu sử dụng bột xác ướp ngày càng lớn trong khi "nguồn cung" khan hiếm. Theo đó, những kẻ buôn lậu đã tìm mọi cách đánh cắp xác ướp rồi đưa ra khỏi Ai Cập để bán lấy tiền.

Nhu cầu sử dụng bột xác ướp ngày càng lớn trong khi "nguồn cung" khan hiếm. Theo đó, những kẻ buôn lậu đã tìm mọi cách đánh cắp xác ướp rồi đưa ra khỏi Ai Cập để bán lấy tiền.

Thậm chí, những người này còn làm giả xác ướp bằng cách đào mộ, trộm thi thể của người quá cố rồi làm giả thành xác ướp. Nhờ những thủ đoạn này, chúng kiếm được những khoản tiền lớn.

Thậm chí, những người này còn làm giả xác ướp bằng cách đào mộ, trộm thi thể của người quá cố rồi làm giả thành xác ướp. Nhờ những thủ đoạn này, chúng kiếm được những khoản tiền lớn.

Do sử dụng "thần dược" nghiền từ xác ướp nên nhiều người mắc bệnh tật thay vì có thể sống trường thọ. Điều này xuất phát từ việc xác ướp mang nhiều mầm bệnh, vi khuẩn nguy hiểm... Theo thời gian, xu hướng này dần mai một và biến mất do không đem lại hiệu quả sử dụng cho người dùng.

Do sử dụng "thần dược" nghiền từ xác ướp nên nhiều người mắc bệnh tật thay vì có thể sống trường thọ. Điều này xuất phát từ việc xác ướp mang nhiều mầm bệnh, vi khuẩn nguy hiểm... Theo thời gian, xu hướng này dần mai một và biến mất do không đem lại hiệu quả sử dụng cho người dùng.

Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.

Tâm Anh (theo Ancient origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khiep-so-thu-vui-nghien-xac-uop-thanh-bot-de-truong-sinh-cua-nguoi-xua-1996187.html