'Kho báu' bất ngờ trên Mặt Trăng có thể cứu Trái Đất?
Một nghiên cứu mới chỉ ra phương án táo bạo từ Mặt Trăng để tạo nên lớp màng chắn nhân tạo giúp ngăn bớt ánh sáng Mặt Trời, kế hoạch mà nhiều nhà khoa học khắp thế giới đang theo đuổi với kỳ vọng kìm hãm sự nóng lên toàn cầu.
Đó là một giải pháp thuộc nhóm kỹ thuật Solar geoengineering (tạm dịch là quản trị bức xạ Mặt Trời) với cơ chế chung là tạo một lớp bảo vệ phản xạ bớt bứcvốn đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới bàn đến thời gian gần đây như một giải pháp cần nghiên cứu thêm, trong trường hợp các nỗ lực giảm phát thải ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Nguyên tắc cơ bản của nhóm kỹ thuật này là tạo ra những "đám mây" nhân tạo, hoặc một dạng màng chắn giúp phản xạ bớt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, đồng nghĩa với ngăn lượng nhiệt hấp thụ.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả chỉ ra một bóng râm như vậy có thể cần tới 10 tỉ kg vật chất dạng bụi mỗi năm, gấp khoảng 100 lần khối lượng tất cả những gì nhân loại đã phóng vào vũ trụ cho đến nay.
Vì vậy, thay vì phải tốn kém và khó khăn đem một lượng vật chất lớn lên không trung, các nhà khoa học chỉ ra có thể sử dụng một bệ phóng khác ngoài không gian: Đưa bụi Mặt Trăng ngược trở lại Trái Đất.
Theo nhà vật lý thiên văn Scott Kenyon từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian, đồng tác giả của nghiên cứu, họ đã tìm hiểu nhiều loại hạt khác nhau bao gồm bụi than, thủy tinh xốp, muối biển và bụi Mặt Trăng để phục vụ nghiên cứu.
Họ cũng phóng một hạt thử nghiệm chứa bụi Mặt Trăng từ cực bắc của thiên thể lên một quỹ đạo gần điểm Lagrangian 1 (L1), một điểm lý thuyết sở hữu sự ổn định về mặt hấp dẫn giữa Mặt Trời và Trái Đất, cách bề mặt hành tinh khoảng 1,5 km.
Hạt này, được phóng với tốc độ 2,8 km/giây, trải qua tổng cộng 5 ngày lơ lửng trước Mặt Trời trước khi bị phân tán.
Phương án này tuy vẫn đòi hỏi năng lượng lớn nhưng tiết kiệm hơn nhiều so với phóng bất cứ thứ gì từ Trái Đất, bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 so với Trái Đất.
Một tấm chắn bụi Mặt Trăng được tính toán đúng có thể giúp ngăn khoảng 1,8% ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, nằm trong phạm vi cần thiết để làm chậm quá trình tăng nhiệt độ của chúng ta.
Theo các tác giả, nghiên cứu mới chỉ mới là bước đánh giá tác động tiềm năng để chỉ ra phương án khả dĩ, sẽ còn cần rất nhiều bước nghiên cứu nữa trước khi có thể thực sự chạm tới công nghệ của tương lai này.