Khó khăn về bãi đổ đất đá thừa đoạn tuyến cuối cùng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn – hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang Tuyên Quang đoạn tuyến cuối cùng từ hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang với chiều dài 39km đang chuẩn bị các bước để khởi công. Tuy nhiên, cơ chế thu hồi đất để làm bãi đổ đất đá thừa trên tuyến đang gặp khó khăn.

 Lượng đất đá thừa của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang lên tới trên 3 ,5 triệu m3.

Lượng đất đá thừa của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang lên tới trên 3 ,5 triệu m3.

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt của dự án, đoạn tuyến từ Km37+00 - cuối tuyến có bố trí 21 vị trí bãi đổ, trong đó Đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn có 15 vị trí và đoạn tuyến thuộc địa phận xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có 06 vị trí. Diện tích đất thu hồi khoảng 290.000m2 của khoảng trên 70 hộ dân. Trữ lượng đất đá thừa khoảng trên 3.5 triệu m3. Tập trung tại các xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ (Ba Bể), Nam Cường, Xuân Lạc (Chợ Đồn) và xã Đà Vị, huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Các vị trí tại tỉnh, quá trình thực hiện công tác khảo sát, thiết kế chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông, đơn vị tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan đã tổ chức làm việc, xin ý kiến người dân, chính quyền địa phương và nhận được sự đồng tình ủng hộ việc triển khai thực hiện đổ đất đá dư thừa của dự án. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, trong quá trình bồi thường, hỗ trợ GPMB, chính quyền địa phương và chủ đầu tư phối hợp tổ chức họp, lấy ý kiến người dân về việc thu hồi đất đối với các vị trí dự kiến làm bãi đổ của dự án. Về chủ trương các hộ gia đình bị ảnh hưởng đều đồng tình, nhất trí ủng hộ, tạo điều kiện để dự án đổ đất đá dư thừa, nhưng không đồng thuận việc thu hồi đất làm bãi đổ thải. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng đề nghị Nhà nước thực hiện việc đổ đất nhưng không thu hồi đất để họ tiếp tục canh tác sau khi hoàn thành Dự án. Đồng thời, đề nghị bồi thường phần tài sản trên đất và có giải pháp gia cố chân bãi đổ để đảm bảo không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp trong khu vực.

 Ngoài việc chưa có bãi đổ đất đá thừa, thì một lượng đất đá lớn bị sạt lở do mưa lũ cũng gây khó khăn khi đẩy nhanh tiến độ về đích của Dự án. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.

Ngoài việc chưa có bãi đổ đất đá thừa, thì một lượng đất đá lớn bị sạt lở do mưa lũ cũng gây khó khăn khi đẩy nhanh tiến độ về đích của Dự án. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.

Mặc dù diện tích đất rộng nhưng địa hình chủ yếu đồi núi cao, đất rừng là chủ yếu nên việc tìm bãi đổ đất đá thừa từ các dự án đang là bài toán khó đối với các tỉnh miền núi nói chung, trong đó có Bắc Kạn. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là các công trình giao thông là tiền đề quan trọng để các địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần có cơ chế phù hợp, đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tạo điều kiện cho người dân khi thu hồi đất ổn định cuộc sống, đảm bảo các vấn đề về môi trường./.

Phương Thảo

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/kho-khan-ve-bai-do-dat-da-thua-doan-tuyen-cuoi-cung-post66472.html