Khó tin: Chiến hạm Nga bắn rơi tên lửa hành trình bằng... pháo 100 mm

Thủy thủ đoàn tàu hộ vệ tên lửa Gromkiy - Dự án 20381 của Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật đặc biệt tại địa điểm trên Biển Nhật Bản.

Thông tin báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga cho biết, trong cuộc tập trận nói trên, tàu hộ vệ Gromkiy đã bắn hạ tên lửa hành trình diệt hạm P-120 Malakhit được sử dụng trong vai trò mục tiêu.

Thông tin báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga cho biết, trong cuộc tập trận nói trên, tàu hộ vệ Gromkiy đã bắn hạ tên lửa hành trình diệt hạm P-120 Malakhit được sử dụng trong vai trò mục tiêu.

Đạn bị bắn trúng bởi hệ thống tên lửa phòng không Redut-Polyment cũng như hỏa lực từ bệ pháo 100 mm A-190. Ngoài ra trong quá trình diễn tập, các quân nhân đã sử dụng phương tiện bay không người lái.

Đạn bị bắn trúng bởi hệ thống tên lửa phòng không Redut-Polyment cũng như hỏa lực từ bệ pháo 100 mm A-190. Ngoài ra trong quá trình diễn tập, các quân nhân đã sử dụng phương tiện bay không người lái.

“Trong một cuộc tập trận theo kế hoạch ở Biển Nhật Bản, thủy thủ đoàn tàu hộ vệ Gromkiy đã thực hiện thành công các vụ bắn tên lửa và pháo vào mục tiêu trên không”, thông tin báo chí Hạm đội Thái Bình Dương cho biết.

“Trong một cuộc tập trận theo kế hoạch ở Biển Nhật Bản, thủy thủ đoàn tàu hộ vệ Gromkiy đã thực hiện thành công các vụ bắn tên lửa và pháo vào mục tiêu trên không”, thông tin báo chí Hạm đội Thái Bình Dương cho biết.

Cuộc tập trận nói trên diễn ra ngay sau khi tại Nhật Bản xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu chính phủ mới có biện pháp khôi phục chủ quyền với quần đảo Kuril thông qua cả biện pháp ngoại giao lẫn quân sự.

Cuộc tập trận nói trên diễn ra ngay sau khi tại Nhật Bản xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu chính phủ mới có biện pháp khôi phục chủ quyền với quần đảo Kuril thông qua cả biện pháp ngoại giao lẫn quân sự.

Để đáp trả, Hải quân Nga đã huy động tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gromkiy (số hiệu 335) thuộc Dự án 20381 tiên tiến nhất của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia bắn đạn thật nhằm chứng tỏ sức mạnh của mình.

Để đáp trả, Hải quân Nga đã huy động tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gromkiy (số hiệu 335) thuộc Dự án 20381 tiên tiến nhất của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia bắn đạn thật nhằm chứng tỏ sức mạnh của mình.

Tàu hộ vệ tàng hình Gromkiy có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài 104,5 m, chiều rộng 13 m, mớn nước 3,7 m, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, có thể bám biển liên tục trong 15 ngày với tầm hoạt động 3.800 hải lý.

Tàu hộ vệ tàng hình Gromkiy có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài 104,5 m, chiều rộng 13 m, mớn nước 3,7 m, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, có thể bám biển liên tục trong 15 ngày với tầm hoạt động 3.800 hải lý.

Mặc dù kích thước nhỏ hơn nhiều so với những khu trục hạm hay tuần dương hạm khác trong hạm đội nhưng sức mạnh của chiếc Gromkiy là rất đáng gờm nhờ được trang bị nhiều loại vũ khí mới, điều này thể hiện rõ trong lần bắn đạn thật vừa qua.

Mặc dù kích thước nhỏ hơn nhiều so với những khu trục hạm hay tuần dương hạm khác trong hạm đội nhưng sức mạnh của chiếc Gromkiy là rất đáng gờm nhờ được trang bị nhiều loại vũ khí mới, điều này thể hiện rõ trong lần bắn đạn thật vừa qua.

Đầu tiên cần nói đến mục tiêu được mang ra cho chiếc Gromkiy tập bắn, đó là tên lửa P-120 Malakhit có trọng lượng 3.000 kg; chiều dài 8,84 m; đường kính 762 mm; sải cánh 2,6 m; tốc độ Mach 0,9; tầm bắn 110 km; mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 500 kg.

Đầu tiên cần nói đến mục tiêu được mang ra cho chiếc Gromkiy tập bắn, đó là tên lửa P-120 Malakhit có trọng lượng 3.000 kg; chiều dài 8,84 m; đường kính 762 mm; sải cánh 2,6 m; tốc độ Mach 0,9; tầm bắn 110 km; mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 500 kg.

P-120 Malakhit có đặc điểm độc nhất vô nhị đó là ngoài radar chủ động, tên lửa còn được trang bị thêm một đầu dò hồng ngoại treo dưới bụng, nó thực hiện được đường bay bám biển ở giai đoạn cuối hành trình nhằm lẩn tránh phòng không đối phương.

P-120 Malakhit có đặc điểm độc nhất vô nhị đó là ngoài radar chủ động, tên lửa còn được trang bị thêm một đầu dò hồng ngoại treo dưới bụng, nó thực hiện được đường bay bám biển ở giai đoạn cuối hành trình nhằm lẩn tránh phòng không đối phương.

Mặc dù vậy, mục tiêu rất đáng gờm nói trên đã bị bắn trúng bởi pháo A-190, chứng minh đây là vũ khí đa năng đúng nghĩa, khi ngoài nhiệm vụ diệt mục tiêu mặt nước hay yểm trợ hỏa lực đổ bộ thì nó còn đảm nhiệm tốt cả chức năng phòng không.

Mặc dù vậy, mục tiêu rất đáng gờm nói trên đã bị bắn trúng bởi pháo A-190, chứng minh đây là vũ khí đa năng đúng nghĩa, khi ngoài nhiệm vụ diệt mục tiêu mặt nước hay yểm trợ hỏa lực đổ bộ thì nó còn đảm nhiệm tốt cả chức năng phòng không.

Pháo A-190 cỡ nòng 100 mm mạnh mẽ và chính xác hơn rất nhiều loại AK-176 cỡ 76,2 mm thường trang bị trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn của Hải quân Nga, có thể bắn những phát đạn trái phá đánh chìm tàu chiến nhỏ cũng như mục tiêu trên không.

Pháo A-190 cỡ nòng 100 mm mạnh mẽ và chính xác hơn rất nhiều loại AK-176 cỡ 76,2 mm thường trang bị trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn của Hải quân Nga, có thể bắn những phát đạn trái phá đánh chìm tàu chiến nhỏ cũng như mục tiêu trên không.

Pháo 100 mm trước kia chỉ xuất hiện trên các tàu khu trục cỡ 5.000 - 6.000 tấn, nhưng giờ đây bằng hàng loạt giải pháp công nghệ hiện đại, Nga đã tích hợp được loại pháo này trên tàu chiến 2.000 tấn mà vẫn giữ nguyên được sức mạnh.

Pháo 100 mm trước kia chỉ xuất hiện trên các tàu khu trục cỡ 5.000 - 6.000 tấn, nhưng giờ đây bằng hàng loạt giải pháp công nghệ hiện đại, Nga đã tích hợp được loại pháo này trên tàu chiến 2.000 tấn mà vẫn giữ nguyên được sức mạnh.

Ngoài pháo 100 mm A-190, tàu hộ vệ Gromkiy trong cuộc tập trận nói trên còn chứng tỏ sức mạnh của hệ thống phòng không Redut-Polyment, đây chính là phiên bản hải quân của tổ hợp S-350 Vityaz nổi tiếng.

Ngoài pháo 100 mm A-190, tàu hộ vệ Gromkiy trong cuộc tập trận nói trên còn chứng tỏ sức mạnh của hệ thống phòng không Redut-Polyment, đây chính là phiên bản hải quân của tổ hợp S-350 Vityaz nổi tiếng.

Redut-Polyment có khả năng tác chiến với nhiều đối tượng gồm máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa chống radar, máy bay không người lái (UAV)... trong bán kính tới 150 km và ở độ cao tới 30 km so với mặt nước biển.

Redut-Polyment có khả năng tác chiến với nhiều đối tượng gồm máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa chống radar, máy bay không người lái (UAV)... trong bán kính tới 150 km và ở độ cao tới 30 km so với mặt nước biển.

Hệ thống được trang bị hai loại tên lửa đánh chặn 9M96E và 9M96E2 có tầm bắn và độ cao diệt mục tiêu khác nhau để tùy chọn sử dụng chống lại từng đối tượng cụ thể.

Hệ thống được trang bị hai loại tên lửa đánh chặn 9M96E và 9M96E2 có tầm bắn và độ cao diệt mục tiêu khác nhau để tùy chọn sử dụng chống lại từng đối tượng cụ thể.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-kho-tin-chien-ham-nga-ban-roi-ten-lua-hanh-trinh-bang-phao-100-mm-post482550.antd