Tượng Moai trên đảo Phục Sinh (Chile). Hòn đảo nhỏ này có khoảng 887 bức tượng Moai nằm rải rác, mỗi bức có chiều cao trung bình 4m, dù có những bức tượng cao 10 mét nặng tới 82 tấn
Điều khiến các nhà khoa học tò mò nhất là làm thế nào những bức tượng bằng đá này lại có mặt ở đó. Hòn đảo có người sinh sống từ trước năm 900, nhưng họ di chuyển những bức tượng to lớn và nặng nề này thế nào?
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản sao của các bức tượng (có cùng kích thước và trọng lượng) và sử dụng các phương pháp và phương tiện sẵn có vào thời điểm đó nhưng việc di chuyển tượng Moai vẫn là điều không giải thích được
Lời kêu cứu của tàu Ourang Medan. Bí ẩn bắt đầu khi hai tàu Mỹ nhận được cuộc gọi cấp cứu bằng mã Morse từ tàu Ourang Medan của Hà Lan trong khoảng từ tháng 6-1947 đến tháng 2-1948
Tin nhắn cầu cứu và nói rằng thủy thủ đoàn đã chết. Tàu Silver Star tới nơi thì quả thực phát hiện toàn bộ thủy thủ đoàn không còn ai sống sót
Thuyền trưởng tàu Silver Star đã kéo con tàu của Hà Lan, nhưng vụ nổ xảy ra khiến tàu Ourang Medan bị chìm kéo theo mọi manh mối có thể giúp giải đáp bí ẩn
Một giả thuyết về nguyên nhân cái chết của thủy thủ đoàn là tàu Ourang Medan chở hóa chất, có thể giải phóng khí khiến thủy thủ đoàn bị ngạt thở. Sau đó, chuyển động do lực kéo khiến con tàu phát nổ.
Trận dịch nhảy múa tại Pháp. Nghe như chuyện viễn tưởng nhưng vào năm 1518, một phụ nữ Pháp nhảy múa một mình giữa đường trong 6 ngày. Hành vi đó đột nhiêm “lây nhiễm” cho cả đám đông
Hàng trăm người liên tục nhảy múa, thậm chí có người chết vì kiệt sức hoặc đau tim. Chỉ sau 1 tháng, dịch bệnh dừng lại đột ngột như cách nó bắt đầu.
Các học giả đã tranh luận trong nhiều thế kỷ rằng hiện tượng tái diễn ở nhiều thành phố châu Âu này liệu là một căn bệnh hay chỉ là một hiện tượng xã hội. Nhưng khoa học chưa giải thích được điều này
Pin cổ ở Baghdad (Iraq). Vào những năm 1930, nhà khảo cổ học người Đức Wilhelm Konig đã tìm thấy một chiếc bình đất sét 14 cm chứa một hình trụ bằng đồng. Người ta đã chứng minh được vật thể đó là một loại pin cổ.
Nhưng điều khiến các nhà nghiên cứu tò mò là mục đích của hiện vật này, có niên đại từ năm 200 trước Công nguyên. Người ta thời đó cần pin để làm gì? Tuổi chính xác của những chiếc bình cũng còn gây nhiều tranh cãi
Di chỉ khảo cổ Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ). Khu vực này nằm trên đỉnh núi ở Thổ Nhĩ Kỳ, gồm hơn 200 cây cột, có chiều cao lên tới 6 m và nặng tới 20 tấn, xếp thành khoảng 20 vòng tròn.
Các học giả tin rằng nơi này được xây dựng vào khoảng năm 10.000 trước Công nguyên với các tác phẩm điêu khắc về động vật (không có nguồn gốc trong khu vực), chữ tượng hình khó đọc và các dạng hình học khác nhau
Bản thảo Voynich được thương gia sách hiếm Wilfrid Voynich mua lại vào năm 1912. Bản thảo bao gồm các hình ảnh minh họa và sơ đồ với chủ đề khác nhau về thảo dược, thiên văn, sinh học và dược phẩm.
Bí ẩn lớn xung quanh bản thảo đó là ngôn ngữ chưa được biết đến, có niên đại từ năm 1404 đến 1438. Cho tới nay, người ta đành tin rằng bản thảo được thiết kế để không thể giải mã được.
Hình vẽ bí ẩn ở Nazca (Peru). Những hình vẽ này được phát hiện vào năm 1927 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994.
Phi công kiêm nhà khảo cổ học người Peru Toribio Mejia Xespe, người đã bay qua sa mạc Nazca, là người đầu tiên phát hiện ra những hình vẽ bí ẩn này
Tổng cộng có hơn 13.000 đường tạo thành 800 hình vẽ, một số có chiều dài hơn 65 km. Giả thuyết cho rằng chúng liên quan đến tôn giáo, thậm chí cả người ngoài hành tinh
Nhà văn Thụy Sĩ Erich Von Däniken cho rằng, những hình ảnh này có thể là một hình thức liên lạc của người ngoài Trái đất.
Mặt khác, nhà khảo cổ học Maria Reiche tin rằng các hình vẽ này có liên quan đến chiêm tinh học (chúng có thể là các chòm sao có thể nhìn thấy được vào những thời điểm cụ thể trong năm).
Theo nhà nghiên cứu người Mỹ David Johnson, các đường này sẽ là dấu hiệu cho thấy nơi có thể tìm thấy nước trong lòng đất sa mạc.
Mặc dù có nhiều giả thuyết nhưng khoa học chưa bao giờ khám phá ra sự thật về chúng
Theo An ninh thủ đô