Người dân thủ đô không thể quan sát được nguyệt thực toàn phần vào thời điểm cực đại 18h ngày 8/11 do trời nhiều mây. Sau đó chừng 40-45 phút, bầu trời Hà Nội quang đãng hơn, Trăng ló ra nhưng lúc này đã chuyển sang hiện tượng một phần. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Hình ảnh được ghi lại tại khu vực hồ Tây lúc 18h45. Lúc này Trăng khuyết na ná những ngày bình thường. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Đây là kỳ nguyệt thực thứ 2 trong năm nay và là kỳ nguyệt thực có thể quan sát từ Việt Nam và một số nước như Australia, New Zealand và châu Mỹ. Riêng các nước thuộc khu vực Nam Á, Trung Á và Nga có thể quan sát nguyệt thực một phần. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Ảnh: Reuters.
Nguyệt thực lúc 19h44 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
20h12 tại Bangkok, Thái Lan. Lúc này một chiếc máy bay vừa ngang qua Mặt Trăng. Ảnh: Reuters.
18h52 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
21h57 (giờ địa phương) tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tại thủ đô Mexico City, Mexico. Ảnh: Reuters.
19h44 (giờ địa phương) tại San Salvador, El Salvador. Ảnh: Reuters.
Trăng tròn sau cột điện ở vùng Dnipropetrovsk, Ukraine lúc 13h39 giờ địa phương. Ảnh: Reuters.
22h50 (giờ địa phương) tại Keerom, Papua, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Cùng thời điểm trên ở Keerom, Papua, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Tại mái vòm Tòa nhà Quốc hội ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tại Caracas, Venezuela. Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng. Đó là lúc Mặt Trăng sẽ bị bao phủ bởi bóng tối do ánh sáng từ Mặt Trời đã bị cản lại bởi Trái Đất. Ảnh: Reuters.
Hoàng Hà