Khối ngoại đứt chuỗi bán ròng, mua mạnh một mã chứng khoán sắp tăng vốn

Sau khi chinh phục mốc 1.120 điểm, VN-Index rơi vào trạng thái giằng co mặc dù thanh khoản đã cải thiện hơn. Tín hiệu vui là khối ngoại đã đảo chiều mua ròng sau giai đoạn bán miệt mài.

Giao dịch nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính phiên 27/12.

Giao dịch nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính phiên 27/12.

Kết phiên 27/12, chỉ số sàn HoSE giảm nhẹ 0,26 điểm so với kết phiên hôm qua, đứng ở mốc 1.121,99 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,66 điểm, còn UPCoM tăng 0,22 điểm. Thanh khoản gia tăng với gần 20.000 tỷ đồng được giao dịch trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại trầm lắng hơn với giá trị giao dịch chỉ hơn 1.800 tỷ đồng, tuy nhiên họ đã đảo chiều mua ròng 114 tỷ đồng trên sàn HoSE. Mã được mua ròng mạnh nhất là HCM với 56 tỷ đồng, kế đến là TPB 42 tỷ đồng; MWG, VCB, VHM, MSN 20-30 tỷ đồng; BMP, STB, PVD, VPB trên 10 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất 36 tỷ đồng, HDG 22 tỷ đồng, GMD 20 tỷ đồng, BID 17 tỷ đồng; NLG, CTG, VND, MSB, FRT trên 10 tỷ đồng…

Bên mua và bên bán giằng co nên các nhóm cổ phiếu nói chung và các cổ phiếu nói riêng đa phần đều biến động trong biên độ hẹp. Tăng mạnh nhất trong rổ VN30 là TPB +2,1%. MSN cũng tăng 1,2%, còn lại đều tăng, giảm dưới 1%.

Nhóm nông nghiệp tích cực nhất với HNG tăng trần, HAG tăng 1,5%. Cả hai mã nông nghiệp này đều được hỗ trợ bởi thông tin tích cực của doanh nghiệp. Với HNG, HAGL Agrico vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc thành lập công ty con tại Lào - Công ty TNHH Đầu tư và Sản xuất Kinh doanh Nông nghiệp Nam Lào (Southern Laos Agri). Công ty có vốn điều lệ là 8.300 tỷ kíp, tương ứng 400 triệu USD (khoảng 9.600 tỷ đồng) do HAGL Agrico sở hữu 100% vốn điều lệ.

Với HAG, HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày 26/12 đã thông qua việc chuyển nhượng cổ phần CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu 2016. Số cổ phần chuyển nhượng là 9,9 triệu đơn vị, chiếm 99% vốn điều lệ bệnh viện. Đây là bệnh viện nằm ở trung tâm TP Pleiku, đi vào hoạt động từ đầu năm 2012. Hiện nay, bệnh viện có 11 khoa nội trú, 6 phòng chức năng và 20 phòng khám chuyên khoa.

Nhóm chứng khoán cũng có diễn biến khả quan hơn các nhóm ngành khác, với các mã đầu ngành như SSI, VND, VCI, SHS, MBS, HCM đều đóng cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên chỉ có HCM tăng đáng kể 2%, còn lại mức tăng chỉ dưới 1%.

HCM (CTCP Chứng khoán TP HCM) đã tăng 22% so với thời điểm đầu tháng 10. Ngày 3/1 tới đây, công ty sẽ chốt danh sách cổ đông chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2021. Cụ thể, công ty dự kiến phát hành 228,6 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, tức cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được mua 1 cổ phiếu mới, với giá phát hành 10.000 đồng/cp.

Đồng thời, Chứng khoán TP HCM sẽ phát hành hơn 68,58 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 100:15, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 15 cổ phiếu mới.

Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của HCM sẽ tăng từ 4.581 tỷ lên hơn 7.552 tỷ đồng.

Với các nhóm ngành khác, không có cổ phiếu nào đáng chú ý. Nhóm bất động sản giảm nhẹ vốn hóa do nhiều mã ở chiều giảm, gồm VRE, NVL, KDH, KBC, PDR, DIG, NLG, CEO, DXG, DXS, HDG, VPI… Chiều tăng có VIC, BCM, KSF, TCH, KOS, AGG…

Nhóm ngân hàng ngoài TPB thì tăng đáng kể còn có VBB +3,1%, SGB +2,5%, NAB +2%; ACB, CTG, HDB, SHB, TCB, VIB tăng nhẹ. VCB, STB, SSB, MBB giảm giá nhưng không đáng kể.

Nhóm thép tích cực nhất là HSG +1,6%, trong khi HPG và NKG giảm nhẹ. HSG vừa nhận tin vui khi được HoSE đưa ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, kể từ n

Phạm Ngọc

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/khoi-ngoai-dut-chuoi-ban-rong-mua-manh-mot-ma-chung-khoan-sap-tang-von-post30520.html