Khối ngoại quay trở lại mua ròng sau 24 phiên bán ròng liên tiếp

Thị trường phiên hôm nay khá ảm đạm, nhưng giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi nhà đầu tư ngoại mua ròng trở lại gần 275 tỷ đồng trên toàn thị trường. Qua đó, ngắt mạch bán ròng 24 phiên liên tiếp trước đó.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,14 điểm (tương ứng 0,17%) còn 1.283,8 điểm với 242 mã giảm, 198 mã tăng và 75 mã đứng giá.

Nhóm cổ phiếu bất động sản-xây dựng tăng mạnh: CEO tăng 7,14%, NTL tăng 4,13%, HDC tăng 2,7%, PDR tăng 2,38%, DIG tăng 2,27%, NVL tăng 1,9%, KDH tăng 1,72%, VIC tăng 1,23%, DXG tăng 1,73%, CII tăng 1,24%...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến khá tích cực trong phiên hôm nay với sắc xanh chiếm ưu thế. Các mã tăng mạnh có thể kể đến như MBS tăng 3,87%, VDS tăng 3,71%. Các mã trụ cột ngành chứng khoán như SSI, HCM, VND đều tăng hơn 1%.

Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm điểm. Các mã ngân hàng vốn hóa lớn như VCB, BID, ACB, CTG đều ở chiều giảm giá, tác động rất tiêu cực lên chỉ số.

Nhóm cổ phiếu sản xuất chìm trong sắc đỏ vì bị chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó: DBC giảm 4,03%, DCM giảm 3,69%, DPM giảm 1,58%, HSG giảm 1,78%, NKG giảm 1,38%, TNG giảm 1,45%, SBT giảm 2,37%, PHR giảm 2,56%, BAF giảm 1,7%, MCH giảm 5,18%...

Ngoài ra, nhóm vận tải, bán lẻ, công nghệ thông tin cũng “đỏ sàn”.

Thị trường phiên hôm nay khá ảm đạm, nhưng giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi nhà đầu tư ngoại mua ròng trở lại gần 275 tỷ trên toàn thị trường. Qua đó, ngắt mạch bán ròng 24 phiên liên tiếp trước đó.

Loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo từ ngày 15/7

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có quyết định đưa loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo từ ngày 15/7, do các tổ chức chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định.

Theo đó, các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo bao gồm VE2 của Công ty CP Xây dựng Điện VNECO 2, TIE của Công ty CP TIE, SD1 của Công ty CP Sông Đà 1, SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây, LUT của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Lương Tài, LCS của Công ty CP Licogi 166, C21 của Công ty CP Thế kỷ 21, LTC của Công ty CP Điện nhẹ Viễn thông, IBC của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings, NIM của Công ty CP Khoáng sản và Cơ khí, A32 của Công ty CP 32.

DCH của Công ty CP Địa chính Hà Nội, BLF của Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu, TKC của Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỳ, AMD của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone, PVH của Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa, X26 của Công ty CP 26, PXC của Công ty CP Phát triển Đô thị Dầu khí, CT3 của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công trình 3.

DZM của Công ty CP Cơ điện Dzĩ An, PVR của Công ty CP Đầu tư PVR Hà Nội, CAD của Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex, POM của Công ty CP Thép Pomina, SGS của Công ty CP Vận tải Biển Sài Gòn, SSF của Công ty CP Giáo dục G Sài Gòn, HDS của Công ty CP Giống cây trồng Hải Dương, ATB của Công ty CP An Thịnh, KLF của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS, GAB của Công ty CP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC, BT6 của Công ty CP Beton 6.

Hương Trang

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/khoi-ngoai-quay-tro-lai-mua-rong-sau-24-phien-ban-rong-lien-tiep.html