Không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai

Bộ LĐ-TB-XH vừa phản hồi các kiến nghị của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về một số nội dung trong Bộ Luật lao động năm 2012.

Về thời hạn thanh toán chế độ khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), VASEP kiến nghị: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 45 ngày. Lý do kiến nghị: Theo Quy định: Khoản 2, điều 47, Bộ Luật Lao động năm 2012: Trong thời hạn 07 ngày làm Việt Nam việc, kể từ ngày chấm dứt NLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bện; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Trong thực tế các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản có chu kỳ trả lương sản phẩn thường từ 10-15 hàng tháng. Trường hợp công nhân nghỉ việc vào ngày 1-10 trong tháng thì kể cả trường hợp đặc biệt kéo dài 30 ngày cũng bị lỗi trong thời gian nghỉ từ ngày 7 đến ngày 30 chưa thể tính được năng suất thực tế của người nghỉ đó mà trả lương.

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động thì người lao động (NLĐ_ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ, người sử dụng lao động phải chủ động trong việc thanh toán các khoản như tiền lương, trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm và các khoản khác có liên quan cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động.

Về kiến nghị điều chỉnh tăng thời gian để thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên khi chấm dứt hợp đồng lao dộng, Bộ LĐ-TB-XH nhận để nghiên cứu trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Pháp luật lao động quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai

Pháp luật lao động quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai

Về một số quy định còn bất cập, chưa rõ ràng trong Bộ luật Lao động đối với lao động nữ (LĐN), VASEP kiến nghị: LĐN trong thời gian hành kinh, được nghỉ mỗi ngày 30 phút, được hưởng nguyên lương (khoản 5 điều 155 Bộ Luật lao động năm 2012), DN rất khó thực hiện vì không xác định được thời gian phải cho người lao động nghỉ và nghỉ trong bao nhiêu ngày Luật không quy định. Ngoài thời gian quy định nghỉ giữa ca làm việc, vệ sinh cá nhân, người sử dụng lao động phải quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động (khoản 3 Điều 108 Bộ luật lao động 2012). Thực tế trong ca làm việc thường DN không quy định cố định thời gian vệ sinh cá nhân cho NLĐ mà chỉ giải quyết theo nhu cầu tự nhiên, thời gian này cũng có thể được tính thời gian nghỉ ngơi của người lao động, không nhất thiết phải quy định nghỉ ngơi đồng loạt điều này.

Bộ LĐ-TB- XH cho biết, khoản 1 Điều 55 Bộ luật Lao động quy định LĐN trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ là 30 phút trên ngày, tối thiểu là 3 ngày trên tháng; thời gian nghỉ cụ thể do NLĐ thoa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của người LĐN>

Về xử lý kỷ luật lao động, VASEP kiến nghị: bỏ quy định tại Điều 29 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cha đẻ, mẹ đẻ đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. "

Lý do kiến nghị theo VASEP là NLĐ là cha đẻ, cha nuôi hợp pháp vi phạm các hành vi cực kỳ nghiêm trọng như: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động...tại thời điểm con nhỏ mới tròn 01 tháng tuổi thì người sử dụng lao động phải chờ hơn 11 tháng sau mới được xử lý kỷ luật hoặc không được phép xử kỷ luật luôn nếu thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết. Vì vậy, có thể nói quy định này sẽ tạo cơ hội cho NLĐ vi phạm.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ là 30 phút trên ngày, tối thiểu là 3 ngày trên tháng

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 85/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ là 30 phút trên ngày, tối thiểu là 3 ngày trên tháng

Bộ LĐ-TB-XH trả lời: Tại điểm d khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với LĐN có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động, Điều 29 Nghị định số (15/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ đã quy định người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều trường hợp NLĐ là cha đẻ, cha nuôi lợi dụng quy định này đã vi phạm nội quy lao động của DN mà không bị xử lý kỷ luật lao động do đang trong thời gian nuôi con nho dưới 12 tháng tuổi. Vấn đề này được quy định tại Bộ luật Lao động (Điểm Khoản 4 Điều 123), vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH ghi nhận kiến góp ý này để tổng hợp, nghiên cứu trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bài và ảnh: Khánh An

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/khong-duoc-xu-ly-ky-luat-lao-dong-doi-voi-lao-dong-nu-co-thai-20180709114218734.htm