Không quân Mỹ có đáp ứng được kỳ vọng của đồng minh châu Âu nếu xảy ra chiến tranh?

Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại châu Âu, vai trò của Không quân Mỹ được đánh giá là cực kỳ quan trọng.

Washington đang gửi quân tiếp viện đến châu Âu với trọng tâm là các đơn vị tác chiến của Không quân Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Moskva tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đe dọa bùng phát thành chiến tranh.

Washington đang gửi quân tiếp viện đến châu Âu với trọng tâm là các đơn vị tác chiến của Không quân Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Moskva tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đe dọa bùng phát thành chiến tranh.

Hàng không quân sự Mỹ được các đồng minh kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trên chiến trường nếu nổ ra xung đột với Nga, tuy nhiên tạp chí Military Watch nhận xét: "Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã chuẩn bị sẵn sàng đáp lại bước đi này".

Hàng không quân sự Mỹ được các đồng minh kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trên chiến trường nếu nổ ra xung đột với Nga, tuy nhiên tạp chí Military Watch nhận xét: "Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã chuẩn bị sẵn sàng đáp lại bước đi này".

Các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ nhắc nhở: "Trong tuần này, Không quân Mỹ đã triển khai các nhóm máy bay chiến đấu thuộc nhiều loại tới ở châu Âu. Đặc biệt đi đầu là biên đội tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15C/D Eagle đã được gửi đến Ba Lan".

Các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ nhắc nhở: "Trong tuần này, Không quân Mỹ đã triển khai các nhóm máy bay chiến đấu thuộc nhiều loại tới ở châu Âu. Đặc biệt đi đầu là biên đội tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15C/D Eagle đã được gửi đến Ba Lan".

“Những chiến đấu cơ này được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM thế hệ mới, có khả năng tiêu diệt máy bay đối phương từ ngoài cự ly 100 km”, các nhà quan sát của cổng thông tin Mỹ chỉ rõ.

“Những chiến đấu cơ này được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM thế hệ mới, có khả năng tiêu diệt máy bay đối phương từ ngoài cự ly 100 km”, các nhà quan sát của cổng thông tin Mỹ chỉ rõ.

F-15 Eagle là dòng tiêm kích hạng nặng được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 - 1980 và vẫn còn được sản xuất vào thời điểm hiện tại, nó được phát triển chủ yếu để chống lại Không quân Liên Xô trên bầu trời châu Âu.

F-15 Eagle là dòng tiêm kích hạng nặng được đưa vào sử dụng trong những năm 1970 - 1980 và vẫn còn được sản xuất vào thời điểm hiện tại, nó được phát triển chủ yếu để chống lại Không quân Liên Xô trên bầu trời châu Âu.

"Tuy nhiên khả năng chiến thắng trước những chủng loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga đã bị giới chức quân sự Mỹ liên tục đặt câu hỏi", ấn phẩm Military Watch bày tỏ sự lo ngại.

"Tuy nhiên khả năng chiến thắng trước những chủng loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga đã bị giới chức quân sự Mỹ liên tục đặt câu hỏi", ấn phẩm Military Watch bày tỏ sự lo ngại.

Bên cạnh đó, Không quân Mỹ đã gửi máy bay chiến đấu F-16 nhẹ hơn và rẻ hơn F-15 đến Romania. Biên đội tiêm kích vừa nhận lệnh điều động đến quốc gia Đông Âu này từng được triển khai từ Đức.

Bên cạnh đó, Không quân Mỹ đã gửi máy bay chiến đấu F-16 nhẹ hơn và rẻ hơn F-15 đến Romania. Biên đội tiêm kích vừa nhận lệnh điều động đến quốc gia Đông Âu này từng được triển khai từ Đức.

Tờ Military Watch viết: "Mặc dù thực tế là loại máy bay chiến đấu thời Chiến tranh Lạnh này vẫn còn trong biên chế của nhiều nước NATO, nhưng tính hiệu quả của nó trong không chiến vào thời điểm đầu thế kỷ 21 là điều đáng nghi ngờ".

Tờ Military Watch viết: "Mặc dù thực tế là loại máy bay chiến đấu thời Chiến tranh Lạnh này vẫn còn trong biên chế của nhiều nước NATO, nhưng tính hiệu quả của nó trong không chiến vào thời điểm đầu thế kỷ 21 là điều đáng nghi ngờ".

“F-16 có tầm bay ngắn hơn nhiều, độ bền kém cũng như hiệu suất bay thấp hơn nhiều so với F-15 hoặc các máy bay chiến đấu tiền tuyến của Nga như Su-30SM hoặc Su-35”, ấn phẩm Mỹ nhấn mạnh.

“F-16 có tầm bay ngắn hơn nhiều, độ bền kém cũng như hiệu suất bay thấp hơn nhiều so với F-15 hoặc các máy bay chiến đấu tiền tuyến của Nga như Su-30SM hoặc Su-35”, ấn phẩm Mỹ nhấn mạnh.

Động thái đáng chú ý thứ ba của Không quân Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến trên bầu trời châu Âu chính là việc triển khai 4 máy bay ném bom chiến lược B-52H tới Vương quốc Anh.

Động thái đáng chú ý thứ ba của Không quân Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến trên bầu trời châu Âu chính là việc triển khai 4 máy bay ném bom chiến lược B-52H tới Vương quốc Anh.

Những máy bay này có khả năng tấn công mục tiêu trên hầu hết lãnh thổ Nga bằng đầu đạn hạt nhân mà không cần di chuyển quá xa bên ngoài không phận Vương quốc Anh.

Những máy bay này có khả năng tấn công mục tiêu trên hầu hết lãnh thổ Nga bằng đầu đạn hạt nhân mà không cần di chuyển quá xa bên ngoài không phận Vương quốc Anh.

Các nhà phân tích của Military Watch cho rằng điều này khiến chúng trở thành phương tiện gây áp lực mạnh mẽ đồng thời là một tín hiệu cảnh báo đối với Moskva.

Các nhà phân tích của Military Watch cho rằng điều này khiến chúng trở thành phương tiện gây áp lực mạnh mẽ đồng thời là một tín hiệu cảnh báo đối với Moskva.

Nhưng mặt khác, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng có oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu đối phương ở tầm xa. Do đó các sân bay nơi B-52 đóng quân nhiều khả năng sẽ trở thành mục tiêu chính của Quân đội Nga trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự.

Nhưng mặt khác, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng có oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu đối phương ở tầm xa. Do đó các sân bay nơi B-52 đóng quân nhiều khả năng sẽ trở thành mục tiêu chính của Quân đội Nga trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự.

Các nhà phân tích của Military Watch không loại trừ khả năng Không quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai thêm lực lượng tới châu Âu để tạo ưu thế vượt trội trước đối phương.

Các nhà phân tích của Military Watch không loại trừ khả năng Không quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai thêm lực lượng tới châu Âu để tạo ưu thế vượt trội trước đối phương.

Tuy nhiên tờ báo Mỹ cảnh báo rằng điều này sẽ làm sao lãng sự chú ý của Lầu Năm Góc khỏi các địa bàn quan trọng về mặt chiến lược khác, chẳng hạn như Trung Đông và Đông Á.

Tuy nhiên tờ báo Mỹ cảnh báo rằng điều này sẽ làm sao lãng sự chú ý của Lầu Năm Góc khỏi các địa bàn quan trọng về mặt chiến lược khác, chẳng hạn như Trung Đông và Đông Á.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/khong-quan-my-co-dap-ung-duoc-ky-vong-cua-dong-minh-chau-au-neu-xay-ra-chien-tranh-post495449.antd