Hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga, bao gồm phần lớn phi đội máy bay chiếm ưu thế trên không Su-35 tiên tiến sử dụng các loại tên lửa không đối không đều dựa trên các biến thể tên lửa được hiện đại hóa từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
R-27 vốn được đánh giá là tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới dựa trên radar bán chủ động. Nhưng khả năng của nó kém hơn so với các tên lửa hiện đại có radar chủ động di chuyển như R-77 và AIM-120C/D của Mỹ.
Mặc dù các biến thể hiện đại của R-77 rất đáng gờm, nhưng chúng được coi là kém mạnh hơn nhiều so với các tên lửa tầm xa mới nhất của Mỹ và Trung Quốc là AIM-120D và PL-15.
Khi Mỹ và Trung Quốc chuyển sang phát triển các thế hệ tên lửa mới thậm chí có khả năng hơn, Nga có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, một loại tên lửa không đối không tầm xa chuyên dụng mới là K-77M đã được phát triển cho chiến đấu cơ tàng hình Su-57 và được thiết lập để mang lại lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Với tầm bắn trên 190km, đây không phải là tên lửa không đối không tầm xa nhất mà Nga đã phát triển, nhưng về nhiều mặt thì nó là loại tên lửa tinh vi nhất. Tầm bắn của K-77M nằm giữa PL-15 của Trung Quốc là 200-300km và AIM-120D của Mỹ ở 160-180km, nó mang lại lợi thế về tầm bắn thoải mái so với các máy bay chiến đấu của phương Tây.
Đáng chú ý, tên lửa K-77M cũng được trang bị radar AESA giống như PL-15 của Trung Quốc, nhưng không giống như AIM-120D của Mỹ, nên khiến nó khó bị gây nhiễu hơn và cung cấp khả năng khóa tốt hơn trước các loại máy bay tàng hình của đối phương.
Trong khi các tên lửa tầm xa hơn của Nga được phát triển chủ yếu để nhắm vào các mục tiêu lớn và không thể cơ động nhanh nhẹn được như máy bay cảnh báo sớm AWACS, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay ném bom và vận tải. K-77M lại được tối ưu hóa để nhắm mục tiêu các mục tiêu nhỏ và nhanh nhẹn ở tầm cực xa.
Có lẽ tính năng đáng chú ý nhất của thiết kế này là việc K-77M sử dụng hệ thống dẫn đường ăng ten mảng hoạt động theo giai đoạn (APAA) gắn ở mũi, đây là chìa khóa giúp tăng độ chính xác và ngăn chặn khả năng tránh né của máy bay chiến đấu đối phương. Nó làm như vậy bằng cách thiết lập một khóa hiệu quả và do đó khắc phục được vấn đề "trường nhìn" của radar.
Các máy bay chiến đấu cơ động từ lâu đã có thể khai thác trường nhìn hạn chế của radar tên lửa bằng cách đu dây vượt ra ngoài tầm quan sát của radar phạm vi hẹp khi ở gần để thoát thân.
Hệ thống APAA của K-77M giải quyết hiệu quả vấn đề này vốn từ lâu đã trở thành nhược điểm chính của việc phụ thuộc vào tên lửa không đối không tầm xa, điều này có thể khiến K-77M có tầm bắn hiệu quả rộng nhất trong số các tên lửa không đối không trên thế giới.
Hãng truyền thông nhà nước Nga RT giải thích về công nghệ APAA mà K-77M sử dụng như sau: Một ăng-ten mảng hoạt động theo giai đoạn bao gồm một số lượng lớn các tế bào hình nón được lắp đặt dưới nắp đậy sóng vô tuyến trong suốt trên mũi của tên lửa.
Mỗi ô chỉ nhận một phần tín hiệu, nhưng sau khi được xử lý kỹ thuật số, thông tin từ tất cả các ô sẽ được tổng hợp thành “bức tranh toàn cảnh”, cho phép tên lửa K-77M ngay lập tức phản ứng với các khúc ngoặt của mục tiêu khiến việc đánh chặn tên lửa là không thể.
Ngoài Su-57, K-77M có thể được sử dụng để trang bị cho các máy bay chiến đấu cấp thấp hơn của Nga như Su-35, Su-30SM2 và Su-27SM3, tất cả đều có các cảm biến tương đối hiện đại phù hợp để dẫn đường cho các tên lửa như vậy.
Tên lửa này sẽ là chìa khóa để khôi phục một phần lợi thế tên lửa mà Nga có được trong những năm tàn lụi của Chiến tranh Lạnh và chuẩn bị cho Không quân Nga đối mặt với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo như tên lửa AIM-260 của Mỹ hiện đang được phát triển.
K-77M cũng có khả năng làm tăng đáng kể sự quan tâm của nước ngoài đối với máy bay chiến đấu của Nga, đặc biệt là Su-57 và được bán cho các nhà khai thác máy bay chiến đấu cao cấp hiện có của Nga như Trung Quốc, Ai Cập, Iran …có tiềm năng cách mạng hóa các đơn vị của họ.
Vẫn còn phải xem K-77M sẽ được triển khai rộng rãi như thế nào và liệu nó có được sử dụng để trang bị cho các máy bay được sử dụng rộng rãi hơn như Su-30 hay không do hạn chế về ngân sách, nhưng sự xuất hiện của nó gần biên giới của NATO được cho là nguyên nhân khiến phương Tây phải lo lắng.
Lê Quang