Theo TASS, Lực lượng Không quân Nga đã nhận được lô máy bay tiêm kích bom Su-34 mới nhất từ Nhà máy Hàng không Novosibirsk. Tuy nhiên số lượng máy bay mới được giao vào ngày 1/6 đã không được Không quân Nga tiết lộ có số lượng bao nhiêu chiếc. Ảnh: Vzdena.
Văn phòng báo chí của Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga United Aircraft Corporation (UAC) cho biết: "UAC đã chuyển giao một lô tiêm kích bom Su-34 mới cho Không quân Nga. Những chiếc Su-34 này đã được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Chkalov Novosibirsk. Các máy bay đã trải qua một loạt các cuộc thử nghiệm theo quy định". Ảnh: Military.
UCA cũng cho biết thêm: "Su-34M có tầm hoạt động lớn hơn, cho phép nó sử dụng các loại vũ khí phóng từ trên không tiên tiến, tăng phạm vi tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển; đồng thời tăng độ chính xác của các đợt ném bom”. Ảnh: Forces.
UCA cũng nêu bật về tầm quan trọng của việc bàn giao loạt Su-34 mới: "Tiêm kích bom Su-34 là một phần quan trọng trong sức mạnh tấn công của lực lượng không quân chiến thuật Nga". Đợt giao bàn giao Su-34 trước đó cho Không quân Nga, diễn ra vào ngày 16/11/2022 và vào đầu tháng 7/2022. Ảnh: Military.
Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng tiêm kích bom Su-34 mới nhất vào tháng 8/2022, mặc dù các thông tin chưa được xác nhận đã xuất hiện vào tháng 6/2020 rằng, Không quân Nga đặt mua 76 tiêm kích bom Su-34M. Không rõ lô hàng mới nhất đã được giao để đáp ứng đơn đặt hàng nào. Ảnh: Military.
Đáng chú ý, những chiếc Su-34 được chuyển giao kể từ tháng 7/2022 đã được chế tạo theo tiêu chuẩn nâng cao với tên gọi biến thể Su-34M, và bên cạnh các máy bay chiến đấu cơ bản Su-34M, các biến thể chuyên dụng được chế tạo cho tác chiến điện tử hoặc trinh sát cũng đã được chuyển giao. Ảnh: Military.
Tổng giám đốc UCA Yuri Slyusar tuyên bố rằng, Su-34M bắt đầu được đưa vào trang bị từ năm 2014, có năng lực chiến đấu gấp đôi so với Su-34 nguyên bản, với một tính năng mới nổi bật là giao diện chuyên dụng cho ba loại khí tài trinh sát khác nhau, có thể tối đa hóa nhận thức tình huống. Ảnh: Pinterest.
Ba cụm khí tài trinh sát mới bao gồm, cụm tìm kiếm điện tử UKR-RT, cụm camera UKR-OE và cụm UKR-RL tích hợp radar khẩu độ tổng hợp. Biến thể tác chiến điện tử Su-34 giống với J-16D của Trung Quốc hoặc E/A-18G của Mỹ, nhưng tích hợp cụm ECM L700 Tarantul làm vũ khí chính. Ảnh: Twitter.
Su-34 là máy bay chiến đấu có tầm hoạt động xa nhất trên thế giới, với tầm hoạt động tương đương với các máy bay ném bom chiến lược siêu thanh như Tu-22M; mặc dù Su-34 chỉ là máy bay chiến đấu chiến thuật. Ảnh: MG.
Tiêm kích bom Su-34 cũng được Không quân Nga mua với số lượng lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác, với số lượng giao hàng ổn định ở mức 14 chiếc mỗi năm kể từ năm 2014; nhưng đã tăng lên kể từ năm 2022 do nhu cầu hoạt động ở Ukraine. Ảnh: Military.
Việc Không quân Nga trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, buộc những chiếc Su-34 thuộc thế hệ 4+ này của Nga, phải sử dụng bom thường, thả trực tiếp từ phía trên khu vực mục tiêu. Ảnh: Cotti.
Đây là lý do khiến máy bay Su-34 dễ bị phòng không Ukraine và đặc biệt là các loại tên lửa đất đối không vác vai, vũ khí dễ dàng ngụy trang, có độ phản xạ tín hiệu radar thấp, ít bị gây nhiễu và đã được chứng minh là nguy hiểm ở độ cao thấp đe dọa. Ảnh: Cotti.
Kết quả là Su-34 bị tổn thất đáng kể do tính chất nhiệm vụ của chúng, so với tổn thất đối với các loại máy bay chiến đấu khác, ít làm nhiệm vụ nguy hiểm như máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35. Ảnh: Cotti.
Để khắc phục, từ đầu năm nay, Không quân Nga ồ ạt đưa vào sử dụng các loại bom lượn có điều khiển, có tầm bay từ 20-80 km, trang bị cho các loại chiến đấu cơ như tiêm kích bom Su-34, Su-24 và cường kích Su-25; khiến tỷ lệ bị bắn hạ của các loại máy bay này giảm hẳn. Ảnh: Pinterest.
Trước đó Su-34 đã phát huy rất tốt vai trò yểm trợ hỏa lực ở chiến trường Syria, khi góp phần đẩy lùi các cuộc tấn công của quân nổi dậy Syria; nguyên nhân Su-34 phát huy tốt vai trò, là lực lượng nổi dậy sở hữu vũ khí phòng không hạn chế. Ảnh: Vzdena.
Tiêm kích bom Su-34 có khả năng tàng hình hạn chế, với tiết diện radar phía trước tương đương với tiết diện của tên lửa hành trình, cũng như khả năng chiến đấu trên không rất mạnh; mặc dù vai trò chính của nó là máy bay ném bom chiến thuật. Ảnh: Vzdena.
Tiến Minh (theo Military Watch)