Không quân Triều Tiên chỉ còn là cái bóng của một thời huy hoàng

Từng là một trong những lực lượng không quân hàng đầu khu vực, sở hữu những máy bay hiện đại và nhiều phi công giỏi, đến nay Không quân Triều Tiên chỉ còn là cái bóng một thời.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Không quân Triều Tiên được đánh giá là một trong những lực lượng không quân lớn nhất và có năng lực nhất trong các quốc gia được Liên Xô hỗ trợ. Triều Tiên cũng là một trong số ít quốc gia trang bị cả máy bay chiến đấu của Liên Xô và Trung Quốc nhờ khả năng ngoại giao khéo léo với hai nước.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Không quân Triều Tiên được đánh giá là một trong những lực lượng không quân lớn nhất và có năng lực nhất trong các quốc gia được Liên Xô hỗ trợ. Triều Tiên cũng là một trong số ít quốc gia trang bị cả máy bay chiến đấu của Liên Xô và Trung Quốc nhờ khả năng ngoại giao khéo léo với hai nước.

Phi đội bay của không quân Triều Tiên ở thời kỳ đỉnh cao có số lượng lớn thứ hai ở Đông Á chỉ sau Trung Quốc, được trang bị các máy bay hiện đại và có khả năng tác chiến hiện đại hơn nhiều so với cả máy bay của chính Trung Quốc.

Phi đội bay của không quân Triều Tiên ở thời kỳ đỉnh cao có số lượng lớn thứ hai ở Đông Á chỉ sau Trung Quốc, được trang bị các máy bay hiện đại và có khả năng tác chiến hiện đại hơn nhiều so với cả máy bay của chính Trung Quốc.

Không ít phi công Triều Tiên từng tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến tranh lớn khác trên thế giới. Chất lượng của các phi công Triều Tiên thường được đánh giá cao, đặc biệt là khi họ được triển khai đến Ai Cập và Syria vào đầu những năm 1970 trong cuộc chiến Yom Kippur.

Không ít phi công Triều Tiên từng tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến tranh lớn khác trên thế giới. Chất lượng của các phi công Triều Tiên thường được đánh giá cao, đặc biệt là khi họ được triển khai đến Ai Cập và Syria vào đầu những năm 1970 trong cuộc chiến Yom Kippur.

Không quân Triều Tiên cũng đã có được những kinh nghiệm hoạt động quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên, ban đầu họ sử dụng máy bay Yak-9 thời Thế chiến thứ hai của Liên Xô để thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Mỹ, trước khi chuyển sang máy bay chiến đấu MiG-15 tiên tiến.

Không quân Triều Tiên cũng đã có được những kinh nghiệm hoạt động quan trọng trong Chiến tranh Triều Tiên, ban đầu họ sử dụng máy bay Yak-9 thời Thế chiến thứ hai của Liên Xô để thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu của Mỹ, trước khi chuyển sang máy bay chiến đấu MiG-15 tiên tiến.

Triều Tiên cũng dành sự quan tâm rất lớn vào hệ thống phòng không, do phần lớn thiệt hại nghiêm trọng gây ra trên tất cả các thị trấn và thành phố của nước này, đều do các cuộc tấn công bằng máy bay ném bom của phương Tây.

Triều Tiên cũng dành sự quan tâm rất lớn vào hệ thống phòng không, do phần lớn thiệt hại nghiêm trọng gây ra trên tất cả các thị trấn và thành phố của nước này, đều do các cuộc tấn công bằng máy bay ném bom của phương Tây.

Với sự hỗ trợ đáng kể của Liên Xô, Triều Tiên không chỉ triển khai một số hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ là S-25 và S-75, mà còn có cả những loại tiêm kích hiện đại như MiG-17, MiG -19 và các biến thể đầu tiên của máy bay chiến đấu MiG-21.

Với sự hỗ trợ đáng kể của Liên Xô, Triều Tiên không chỉ triển khai một số hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ là S-25 và S-75, mà còn có cả những loại tiêm kích hiện đại như MiG-17, MiG -19 và các biến thể đầu tiên của máy bay chiến đấu MiG-21.

Vào nửa cuối những năm 1980, Triều Tiên đã mua các thế hệ vũ khí mới từ Liên Xô bao gồm cả các máy bay chiến đấu với khả năng không đối không tầm nhìn xa hơn như MiG-23 thế hệ thứ ba và MiG-29 thế hệ thứ tư, hệ thống phòng không mặt đất mới và máy bay phản lực tấn công mặt đất Su-25.

Vào nửa cuối những năm 1980, Triều Tiên đã mua các thế hệ vũ khí mới từ Liên Xô bao gồm cả các máy bay chiến đấu với khả năng không đối không tầm nhìn xa hơn như MiG-23 thế hệ thứ ba và MiG-29 thế hệ thứ tư, hệ thống phòng không mặt đất mới và máy bay phản lực tấn công mặt đất Su-25.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đối mặt với thảm họa thiên tai nghiêm trọng kéo dài 3 năm cùng với áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và mất đi các đối tác thương mại chính từ Hiệp ước Warsaw trước đây, nền kinh tế của Triều Tiên rơi vào tình trạng sa sút.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đối mặt với thảm họa thiên tai nghiêm trọng kéo dài 3 năm cùng với áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và mất đi các đối tác thương mại chính từ Hiệp ước Warsaw trước đây, nền kinh tế của Triều Tiên rơi vào tình trạng sa sút.

Kết quả là trong suốt những năm 1990, Bình Nhưỡng đã không thể hiện đại hóa đáng kể lực lượng không quân của mình để theo kịp với các hệ thống vũ khí mới đang được Mỹ và Hàn Quốc triển khai trên vĩ tuyến 38.

Kết quả là trong suốt những năm 1990, Bình Nhưỡng đã không thể hiện đại hóa đáng kể lực lượng không quân của mình để theo kịp với các hệ thống vũ khí mới đang được Mỹ và Hàn Quốc triển khai trên vĩ tuyến 38.

Việc Liên Xô tan rã đã khiến Bình Nhưỡng phải tăng chi tiêu quốc phòng từ năm 1992 và nước này đã kịp mua cả máy bay phản lực MiG-29, MiG-21BiS thế hệ thứ ba cải tiến cũng như dây chuyền sản xuất máy bay thế hệ thứ tư, trước khi thảm họa thiên nhiên làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ở Triều Tiên năm 1995.

Việc Liên Xô tan rã đã khiến Bình Nhưỡng phải tăng chi tiêu quốc phòng từ năm 1992 và nước này đã kịp mua cả máy bay phản lực MiG-29, MiG-21BiS thế hệ thứ ba cải tiến cũng như dây chuyền sản xuất máy bay thế hệ thứ tư, trước khi thảm họa thiên nhiên làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ở Triều Tiên năm 1995.

MiG-29, MiG-23 và MiG-21BiS trở thành xương sống của phi đội chiến đấu Không quân Triều Tiên cho đến ngày nay. Hiện nay, những chiếc MiG-29 và có thể là các máy bay chiến đấu khác đã được Triều Tiên cải tiến với việc tích hợp tên lửa không đối không R-27ER mang lại một sức mạnh đáng nể với tầm bắn 130 km.

MiG-29, MiG-23 và MiG-21BiS trở thành xương sống của phi đội chiến đấu Không quân Triều Tiên cho đến ngày nay. Hiện nay, những chiếc MiG-29 và có thể là các máy bay chiến đấu khác đã được Triều Tiên cải tiến với việc tích hợp tên lửa không đối không R-27ER mang lại một sức mạnh đáng nể với tầm bắn 130 km.

Tuy nhiên lực lượng Không quân Triều Tiên hiện nay đang bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với đối thủ Hàn Quốc, khi không có bất kỳ máy bay chiến đấu mới nào kể từ khi Liên Xô tan rã và thiếu máy bay hỗ trợ như AEW hoặc AWACS Trong khi Không quân của Hàn Quốc sắp được trang bị máy bay thế hệ thứ 5 KF-X.

Tuy nhiên lực lượng Không quân Triều Tiên hiện nay đang bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với đối thủ Hàn Quốc, khi không có bất kỳ máy bay chiến đấu mới nào kể từ khi Liên Xô tan rã và thiếu máy bay hỗ trợ như AEW hoặc AWACS Trong khi Không quân của Hàn Quốc sắp được trang bị máy bay thế hệ thứ 5 KF-X.

Để bù đắp phần lớn cho việc thiếu một lực lượng không quân hiện đại Triều Tiên đã phát triển hệ thống phòng không tinh vi và tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến để đánh chặn máy bay đối phương tiếp cận không phận của mình và có thể vô hiệu hóa các sân bay của đối phương trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Để bù đắp phần lớn cho việc thiếu một lực lượng không quân hiện đại Triều Tiên đã phát triển hệ thống phòng không tinh vi và tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến để đánh chặn máy bay đối phương tiếp cận không phận của mình và có thể vô hiệu hóa các sân bay của đối phương trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Mặc dù chiến lược phi đối xứng của Triều Tiên nhằm đối phó với mối đe dọa từ sức mạnh không quân của đối phương đã mang lại lợi ích và cải thiện tình hình an ninh đáng kể, nhưng cũng xuất hiện một số báo cáo chỉ ra rằng nước này tỏ ra muốn mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài.

Mặc dù chiến lược phi đối xứng của Triều Tiên nhằm đối phó với mối đe dọa từ sức mạnh không quân của đối phương đã mang lại lợi ích và cải thiện tình hình an ninh đáng kể, nhưng cũng xuất hiện một số báo cáo chỉ ra rằng nước này tỏ ra muốn mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài.

Các báo cáo của Hàn Quốc chỉ ra rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga đang dành được sự quan tâm đặc biệt của Triều Tiên vào giữa những năm 2010. Khi Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae đã tới Nga với tư cách là đặc phái viên để thu xếp việc mua bán và gặp Tổng thống Nga để thảo luận về hợp tác quốc phòng.

Các báo cáo của Hàn Quốc chỉ ra rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga đang dành được sự quan tâm đặc biệt của Triều Tiên vào giữa những năm 2010. Khi Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae đã tới Nga với tư cách là đặc phái viên để thu xếp việc mua bán và gặp Tổng thống Nga để thảo luận về hợp tác quốc phòng.

Mặc dù Nga quan tâm đến việc hỗ trợ quốc phòng cho Triều Tiên, nhưng để né tránh các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sự hỗ trợ của Nga có thể sẽ ít công khai hơn và được tiến hành dưới hình thức chuyển giao công nghệ lĩnh vực quốc phòng, chứ không phải là việc bán máy bay một cách công khai.

Mặc dù Nga quan tâm đến việc hỗ trợ quốc phòng cho Triều Tiên, nhưng để né tránh các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sự hỗ trợ của Nga có thể sẽ ít công khai hơn và được tiến hành dưới hình thức chuyển giao công nghệ lĩnh vực quốc phòng, chứ không phải là việc bán máy bay một cách công khai.

Nếu lệnh cấm vận vũ khí năm 2006 đối với Triều Tiên được dỡ bỏ, quân đội nước này có thể sẽ mua máy bay chiến đấu mới, có khả năng MiG-23 sẽ là máy bay chiến đấu đầu tiên bị cho nghỉ hưu do chi phí hoạt động cao so với MiG-21 và khả năng hạn chế của nó so với MiG-29. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu lệnh cấm vận vũ khí năm 2006 đối với Triều Tiên được dỡ bỏ, quân đội nước này có thể sẽ mua máy bay chiến đấu mới, có khả năng MiG-23 sẽ là máy bay chiến đấu đầu tiên bị cho nghỉ hưu do chi phí hoạt động cao so với MiG-21 và khả năng hạn chế của nó so với MiG-29. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đoạn phim cực hiếm về quá trình huấn luyện các phi công Triều Tiên. Nguồn: ABcNews.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-quan-trieu-tien-chi-con-la-cai-bong-cua-mot-thoi-huy-hoang-1533047.html