Không tăng lương hưu cho người nghỉ hưu sớm
Luật Công chứng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 26/11/2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025, gồm 8 chương, 76 điều (giảm 2 chương và 5 điều so với Luật Công chứng năm 2014).

Xác định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động chứng thực trong đời sống xã hội, đặc biệt là mối quan hệ cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực quản lý Nhà nước, những năm qua, công tác chứng thực luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở.
Để góp phần triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, đưa công tác chứng thực đi vào chiều sâu, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ chứng thực, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho công chức làm công tác chứng thực tại phòng tư pháp cấp huyện, xã. Qua đó, góp phần trang bị, tăng cường kiến thức về quy định của pháp luật và các vấn đề thực tiễn trong thực hiện công tác chứng thực.
ThS. Công chứng viên (CCV) Nguyễn Thị Huệ (Phó Trưởng phòng Công chứng số 1) thông tin một số nội dung mới được thể hiện trong luật mới, bao gồm: Xác định đúng phạm vi công chứng và thẩm quyền của công chứng viên, quy định về các giao dịch phải công chứng; sửa đổi, bổ sung một số quy định về CCV, tổ chức hành nghề công chứng; sửa đổi, bổ sung quy định về hành nghề công chứng, thủ tục công chứng giao dịch, cơ sở dữ liệu công chứng, lưu trữ hồ sơ công chứng; quy định mới quản lý Nhà nước về công chứng và thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng.
Một trong những điểm mới đáng chú ý, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ phòng tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo quy định của Chính phủ. Do vậy, những cán bộ làm công tác chứng thực tại UBND cấp huyện, xã cần tham mưu cho lãnh đạo UBND có sự chuẩn bị, chuyển giao, dự kiến khó khăn, vướng mắc trước khi UBND tỉnh xem xét chuyển giao thẩm quyền chứng thực sang tổ chức hành nghề công chứng.
Luật Công chứng 2024 bỏ cụm từ “hợp đồng, giao dịch”, mà chỉ dùng từ “giao dịch”. Điều này phù hợp quy định của Bộ luật Dân sự, vì nội hàm của từ “giao dịch” đã bao gồm cả “hợp đồng”. Luật Công chứng 2024 xác định đúng phạm vi công chứng là việc CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản, giao dịch mà luật quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi công chứng. Tuy nhiên, CCV vẫn có quyền chứng nhận bản dịch với hình thức chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Để khắc phục những bất cập trong quy định của Luật Công chứng năm 2014 về phạm vi hoạt động công chứng, thẩm quyền của CCV, tạo thuận lợi cho việc ký kết giao dịch, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công chứng, Luật Công chứng năm 2024 khẳng định rõ: Công chứng là dịch vụ công, Nhà nước ủy nhiệm cho CCV của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Quy định công chứng là việc CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản.
Ngoài ra, luật cũng sửa đổi quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm, bổ sung một số hành vi mới bị nghiêm cấm đối với CCV, tổ chức hành nghề công chứng, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, góp phần phát triển đội ngũ CCV chất lượng cao và tổ chức hành nghề công chứng ổn định, bền vững; tăng cường trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc công chứng.
Đồng thời, bổ sung quy định về giao dịch phải công chứng nhưng không theo hướng liệt kê tên giao dịch, mà quy định tiêu chí xác định giao dịch phải công chứng. Luật giao cho Bộ Tư pháp rà soát, cập nhật, đăng tải giao dịch phải công chứng, chứng thực trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, tăng tính minh bạch trong quá trình áp dụng pháp luật.
Luật Công chứng năm 2024 bổ sung một số loại giao dịch về bất động sản mà khi thực hiện công chứng thì không phải theo thẩm quyền địa hạt phù hợp với tính chất của giao dịch; bổ sung quy định cho phép người yêu cầu công chứng được thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng về thời hạn công chứng trong một số trường hợp cụ thể, để vừa bảo đảm quyền của người yêu cầu công chứng, vừa không tạo sự cứng nhắc trong thủ tục công chứng; quy định rõ hơn về các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở... Luật Công chứng bổ sung 4 điều mới (Điều 62 đến Điều 65) quy định những vấn đề cơ bản nhất về công chứng điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng.
Nguồn An Giang: https://baoangiang.com.vn/khong-tang-luong-huu-cho-nguoi-nghi-huu-som-a420291.html