Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người

Đó là chủ đề hưởng ứng 'Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người' và 'Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7' năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người hưởng ứng Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người năm 2024. Ảnh: chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người hưởng ứng Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người năm 2024. Ảnh: chinhphu.vn

Từ năm 2013, ngày 30-7 hằng năm được Liên Hợp quốc chọn là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”. Ngày 10-5-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 793/QĐ-TTg, lấy ngày 30-7 là "Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người".

Với chủ đề "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người", sự kiện năm nay được tổ chức nhằm góp phần khẳng định cam kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong quyết tâm ngăn chặn nạn mua bán người, nhất là mua bán trẻ em.

Theo bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, chủ đề "Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người" năm 2024 nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực toàn diện và tập trung để bảo vệ trẻ em, bao gồm việc giải quyết những rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương, tăng cường khả năng phục hồi và bảo vệ trẻ em.

Mua bán người vẫn là một trong những hoạt động tội phạm mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhắm vào tính dễ tổn thương của con người. Vì thế, cần tiếp tục chung tay cùng nhau trang bị kiến thức, kỹ năng và nâng cao tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến này.

Báo cáo Toàn cầu về Mua bán người gần đây nhất của Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) đã khẳng định một hiện thực đáng buồn rằng: Cứ 3 nạn nhân mua bán người trên thế giới, lại có 1 nạn nhân là trẻ em.

Trẻ em là đối tượng của nhiều hình thức mua bán khác nhau, bao gồm bóc lột lao động, ép buộc phạm tội hoặc ăn xin, mua bán để làm con nuôi bất hợp pháp, bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục trực tuyến.

“Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, đấu tranh 50 vụ mua bán người với 126 nạn nhân; mua bán trẻ em 48 vụ với 121 nạn nhân” - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết.

Thực hiện Công văn 72 ngày 5-6-2024 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7”, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch 242 ngày 26-6-2024 triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với chủ đề “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”.

Theo đó, Tiền Giang tiếp tục tổ chức quán triệt ý nghĩa, vai trò quan trọng và nội dung Quyết định 793 ngày 10-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai quyết liệt, sâu rộng các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7”.

Qua đó: Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người, góp phần làm giảm nguy cơ, đẩy lùi tội phạm liên quan đến mua bán người và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ công tác phòng, chống mua bán người trên tất cả các lĩnh vực; qua đó, huy động sức mạnh tông hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tăng cường công tác nắm tình hình, đầu tranh, trần áp tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi; làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ an toàn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, người nghi là nạn nhân. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7”, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

Kế hoạch ban hành với nhiệm vụ chung: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành, thị và đề nghị các đoàn thể tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng, trọng tâm là Kết luận 13 ngày 16-8-2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48 ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định 193 ngày 9-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, cân tập trung thực hiện quyết liệt, cụ thể hóa thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

HỮU NGHỊ

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/phap-luat-an-ninh-trat-tu/202407/khong-tre-em-nao-bi-bo-lai-phia-sau-trong-cuoc-chien-phong-chong-mua-ban-nguoi-1016981/