Kịch tính cảnh báo hoa mai cái cảnh cáo báo đực bạc tình

Kiên quyết không buông tha cho báo đực ngoại tình, con báo hoa mai cái gầm lên và giơ chân cảnh cáo đầy mạnh mẽ.

Trong ảnh là cô báo hoa mai Ndzanzeni và đứa con nhỏ của mình. Theo bản năng, báo con thường rất quấn mẹ. Đặc biệt là khi uống nước, chiếc đầu cúi xuống khiến chúng khó lòng quan sát được động tĩnh xung quanh, dễ rơi vào hiểm cảnh. (Nguồn: Londolozi)

Tuy nhiên, bởi vũng nước khá bẩn và nhiều bùn, mẹ con báo hoa mai Ndzanzeni thử di chuyển nhiều chỗ, tìm được điểm sạch nhất, trong nhất để uống. (Nguồn: Londolozi)

Không ngờ, hành động của mẹ con báo hoa mai cái lọt vào mắt của một con báo hoa mai đực có tên là Inyathini, cũng chính là cha ruột của báo hoa mai con. Cũng bởi là cha con ruột nên Inyathini sẽ không giết chết báo con để tiếp cận lại Ndzanzeni. (Nguồn: Londolozi)

Trong thực tế, khi một cặp báo hoa mai giao phối, chúng sẽ quấn quít nhau khoảng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian đó, mỗi ngày cặp đôi đều giao phối nhiều lần để đảm bảo khả năng thụ thai thành công. (Nguồn: Londolozi)

Tuy nhiên sau khi báo hoa mai cái thụ thai, báo hoa mai đực rời đi và không có tý trách nhiệm nào trong việc chăm sóc bạn tình hay nuôi dạy con cái. Hơn nữa theo các hướng dẫn viên, báo hoa mai đực Inyathini sau khi giao phối với báo hoa mai cái Ndzanzeni đã "ngoại tình" với một con báo cái khác có tên Tamboti. (Nguồn: Londolozi)

Vì thế, khi khá chắc chắn rằng Inyathini sẽ không cố gắng giết báo con, Ndzanzeni không ngần ngại tỏ rõ thái độ cứng rắn, không tha thứ cho người chồng bội bạc, cũng không cho Inyathini tiếp cận thân mật với mình cũng như báo đốm con. Chỉ cần Inyathini tiến lại gần, nó sẽ gầm lên giận dữ và giơ tay nhấc chân cảnh cáo. (Nguồn: Londolozi)

Biết khó có thể hòa hợp lại, con báo hoa mai đực Inyathini lui về, rời khỏi lãnh địa của báo Ndzanzeni và đứa con của mình. Trong khi đó, Ndzanzeni vẫn rất cảnh giác, dõi theo bóng dáng của kẻ bạc tình đến khi khuất hẳn. (Nguồn: Londolozi)

Để chăm sóc, nuôi lớn báo con, báo mẹ thường phải làm rất nhiều việc, vừa phải kiếm thức ăn nhiều hơn, vừa phải dạy dỗ vừa phải bảo vệ, chăm lo báo con thoát khỏi sự rình rập của những mãnh thú săn mồi khác, trong đó có cả những con báo đực khác. (Nguồn: Londolozi)

Đinh Ngân (Theo Londolozi)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/kich-tinh-canh-bao-hoa-mai-cai-canh-cao-bao-duc-bac-tinh-823155.html