Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn
Việt Nam đã có hơn 20 năm loay hoay phân loại rác tại nguồn. Theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, chỉ còn hơn 1 năm nữa, người dân bắt buộc phải phân loại rác tại nguồn, trả phí theo nguyên tắc 'xả rác nhiều, trả tiền nhiều'. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương vẫn đang loay hoay trong việc lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư và quản lý sau đầu tư. Thậm chí, lượng rác thải có nguy cơ bị lấp đầy sớm hơn 20 năm so với dự kiến.
Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đi vào hoạt động từ năm 2014, với công suất xử lý khoảng 150 tấn rác/ngày. Nhưng đến nay, nhà máy này đang tiếp nhận, xử lý và chôn lấp lượng rác thải lên tới 400 tấn/ngày.
Đây cũng là tình trạng chung của các nhà máy xử lý chất thải rắn ở các đô thị lớn là TPHCM và Hà Nội,… thời gian qua.
Tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn cần được xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng vùng miền, địa phương.
Theo chuyên gia, giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải được coi là những biện pháp hữu hiệu để giảm khối lượng rác thải phải chôn lấp. Từ đó tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá, giảm các nguy cơ về môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới./.
Xin mời quí vị và các bạn đón xem nội dung chi tiết!