Kiểm soát chặt từ chất lượng đến đầu ra

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, trong nửa đầu tháng 8 năm nay, tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ,... có dấu hiệu tăng mạnh và diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, vào dịp tết Trung thu, việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, buôn bán các sản phẩm phục vụ Trung thu càng trở nên phức tạp, do đó việc kiểm soát chặt chất lượng lẫn đầu ra sản phẩm là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Liên tục phát hiện các vụ việc buôn lậu

Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, trong nửa đầu tháng 8, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra và phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn về vận chuyển, sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội mới đây đã thu giữ hàng nghìn bánh trung thu không rõ nguồn gốc. Ảnh: Anh Tuấn

Cục Quản lý thị trường Hà Nội mới đây đã thu giữ hàng nghìn bánh trung thu không rõ nguồn gốc. Ảnh: Anh Tuấn

Trong đó, đáng lưu ý là các vụ việc liên quan đến thị trường thực phẩm và đồ chơi trẻ em phục vụ cho dịp tết Trung thu. Điển hình như Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh đã phát hiện và thu giữ, xử lý hơn 1.000 đồ chơi trẻ em các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ mang tính bạo lực.

Tiếp đó, ngày 12/8, tại Vĩnh Phúc, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường cũng phát hiện hơn 1.000 mặt hàng đồ chơi trẻ em không có nhãn hiệu hàng hóa, không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Hơn 4.000 bánh trung thu do không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Anh Tuấn

Hơn 4.000 bánh trung thu do không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Anh Tuấn

Đặc biệt, Lạng Sơn là địa bàn “nóng” về các vi phạm buôn lậu từ đầu tháng 8 đến nay. Ngày 8/8, lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn đã phát hiện và thu giữ hơn 1.200 bánh ngọt nhân trứng và bánh dẻo nhãn hiệu Zhishiliuxinsu và Mashu nhập lậu từ Trung Quốc, không có hóa đơn, chứng từ,... Ngay sau đó, từ ngày 9 - 12/8, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Quảng Trị, Quảng Bình cũng là một trong những địa bàn hoạt động mạnh mẽ của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại. Ngày 8/8, tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Quảng Trị) đã kiểm tra và phát hiện xe ô tô vận chuyển 4.500 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu không có hóa đơn chứng từ, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Đặc biệt, quản lý thị trường sẽ lưu ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm không thuộc địa bàn quản lý thì chủ động phối hợp xử lý hoặc báo cáo để kịp thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để.

Cục Quản lý thị trường cũng cho hay sẽ chú trọng kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 11/8, trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện một xe ôtô tải chở một lượng lớn máy móc, hàng điện lạnh cũ các loại thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu,... ước tính khoảng 500 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp.

Kiểm tra đột xuất các cơ sở làm bánh

Lý giải về nguyên nhân thực trạng trên, ông Trần Hữu Linh cho rằng, bên cạnh lý do xuất phát từ lợi nhuận cao do buôn lậu mang lại thì còn do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao. Ví như chuẩn bị đến tết Trung thu nên nhu cầu về nguyên liệu, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em rất lớn.

Đặc biệt, Lạng Sơn là địa bàn “nóng” về các vi phạm buôn lậu từ đầu tháng 8 đến nay. Ngày 8/8, lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn đã phát hiện và thu giữ hơn 1.200 bánh ngọt nhân trứng và bánh dẻo nhãn hiệu Zhishiliuxinsu và Mashu nhập lậu từ Trung Quốc, không có hóa đơn, chứng từ,...

Ngay sau đó, từ ngày 9 - 12/8, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi trẻ em, thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

Bên cạnh đó, ông Linh cho biết thêm, vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại thị trường một số địa bàn trọng điểm như các thành phố lớn, địa bàn giáp ranh biên giới,… trong đó, chú trọng đến thị trường hàng hóa phục vụ cho dịp tết Trung thu.

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trước tết Trung thu tập trung kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, nước đường, mỡ, trứng muối,… để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân công quản lý. Đồng thời, đặc biệt lưu ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng.

“Các cơ sở sản xuất bánh trung thu là một trong những đối tượng nằm trong “tầm ngắm” chính của lực lượng quản lý thị trường trong nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 tới. Trong đó, công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh trung thu thông qua việc lấy mẫu bánh trung thu lưu thông trên thị trường sẽ được thực hiện rộng rãi.

Đồng thời kiểm tra về hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, việc thực hiện các quy định về ghi nhãn, niêm yết giá, quảng cáo, khuyến mại và việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo quản, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm,…”, ông Linh nhấn mạnh.

Đặc biệt, quản lý thị trường sẽ lưu ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm không thuộc địa bàn quản lý thì chủ động phối hợp xử lý hoặc báo cáo để kịp thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để. Cục Quản lý thị trường cũng cho hay sẽ chú trọng kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sau dịp tết Trung thu cũng sẽ kiểm soát việc thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được bán giảm giá, khuyến mại hoặc tái sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Trong trường hợp phát hiện vi phạm sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan để truy xuất nguồn gốc, đình chỉ lưu thông sản phẩm góp phần bảo đảm quyền lợi và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Trước đó, trong số báo ra ngày 20/8 báo Lao động Thủ đô đã có bài phản ánh về ma trận bánh Trung thu nhập khẩu và bánh tự làm.

H. Phong – Đ. Đạt

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/kiem-soat-chat-tu-chat-luong-den-dau-ra-95391.html