Kiểm tra công tác tìm kiếm cứu nạn đường thủy tại nhiều địa phương
Cục Đường thủy nội địa VN kiểm tra, đôn đốc công tác ATGT, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy các khu vực.
Trong các ngày 22-26/10/2024, Cục Đường thủy nội địa VN đã thành lập đoàn công tácdo ôngNguyễn Long, Trưởng phòng Vận tải - ATGT làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, đôn đốcviệcthực hiệncông tácbảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trên địa bàn hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước đó, thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy nội địa năm 2024, Cục Đường thủy nội địa VN cũng đã tổ chức hai đoàn công tác: Phó cục trưởng Hoàng Minh Toàn làm trưởng đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác ATGT tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Lào Cai trong các ngày từ 30/7-3/8/2024; Phó cục trưởng Lê Minh Đạo làm trưởng đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác ATGT tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên trong các ngày từ 16-19/10/2024.
Tại các địa bàn, các đoàn đã làm việc với các đơn vị liên quan như Sở GTVT, cảng vụ, doanh nghiệp bảo trì…; phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra thực tế tại hiện trường, tuyên truyền đến các doanh nghiệp vận tải, chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên…
Qua đó đôn đốc, đánh giá, thực hiện công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy nội địa; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có phương tiện thủy hoạt động trong vùng nội thủy và các hoạt động khác có liên quan đến đường thủy nội địa.
Tuyên truyền đến các đối tượng về chuẩn bị, trang bị trên các phương tiện thủy các dụng cụ, thiết bị cần thiết theo quy định, để thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn linh hoạt, bám sát với thực tiễn. Người điều khiển phương tiện, chủ các phương tiện nắm chắc được tình hình diễn biến của thời tiết, chủ động phòng tránh; trường hợp có tai nạn, kịp thời giải quyết các tình huống thiên tai, tai nạn, góp phần hạn chế, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Các đoàn công tác đặc biệt lưu ý, khi có sự cố xảy ra các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các phương tiện VR-SB, phải thực hiện công tác phối hợp, hỗ trợ giữa các phương tiện bị nạn với các địa phương có liên quan. Cùng đó gửi hoặc tiếp nhận các thông tin cấp cứu, khẩn cấp từ người và phương tiện bị nạn, để theo dõi, tham mưu, xử lý kịp thời, có hiệu quả.
Đối với các địa phương, có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng, phương tiện sẵn có, sẵn sàng thực hiện phối hợp, hỗ trợ khi có thiên tai, tai nạn, sự cố xảy ra trên vùng nội thủy, đảm bảo kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.
Đối với các đơn vị quản lý, tổ chức cá nhân, doanh nghiệp có liên quan, đoàn công tác đề nghị có giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hành của cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Kiểm tra, yêu cầu chủ phương tiện phải đảm bảo nội dung về công tác an toàn trên phương tiện thủy, yêu cầu về kỹ thuật, hình thức, biện pháp phù hợp, đảm bảo quy định hiện hành. Qua đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện chặt chẽ quy định trong công tác đăng ký, đăng kiểm; tuyệt đối không cấp phép hoạt động cho những phương tiện không đáp ứng an toàn kỹ thuật khi hoạt động trên vùng nội thủy…