Kiến nghị sửa đổi một số quy định của dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ

Các chuyên gia, doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam (VATA) vừa có một số kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi một số quy định trong 2 dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV cho phù hợp thực tiễn, góp phần giảm bớt thủ tục hành chính.

Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp và đáp ứng vận chuyển loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.

Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp và đáp ứng vận chuyển loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.

Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp thực tiễn, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ,…

“Siết” phương tiện siêu trường, siêu trọng

Đối với dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tại Điều 52 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe quá khổ, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ”, VATA kiến nghị bổ sung điểm c, điểm d vào khoản 3 như sau:

“c) Xe quá khổ giới hạn vận chuyển một (01) hoặc nhiều đơn nguyên hàng bao gồm kiện hàng còn nguyên kẹp chì, niêm phong theo quy định, hoặc cấu kiện xây dựng hoặc, phương tiện, thiết bị, máy móc nguyên chiếc, hàng không thể tháo rời hoặc chia nhỏ, hàng siêu trường, siêu trọng”.

“d) Xe quá tải trọng, xe bánh xích không vận chuyển hàng hóa trên đường bộ”.

VATA cũng kiến nghị bỏ và sửa cụm từ: “... gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông nơi có tuyến đường mà phương tiện đi qua…” trong khoản 7 của điều này, do mỗi ngày có hàng trăm giấy phép lưu hành được các Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý đường bộ và Cục Đường bộ Việt Nam cấp. “Nếu mỗi giấy phép phải có 1 bản thông báo gửi Cục Cảnh sát giao thông và 1 bản thông báo gửi cơ quan Cảnh sát giao thông địa bàn, sẽ làm tăng thủ tục hành chính, chậm thời gian triển khai vận chuyển của doanh nghiệp vận tải. Mặt khác, các cơ quan Cảnh sát giao thông phải tăng biên chế để làm nhiệm vụ nhận, xem xét từng bản thông báo cấp giấy phép lưu hành ở cả 2 cấp,...”, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA nêu bất cập.

Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.

Tại Điều 53 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng”, VATA cũng đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 2, viết lại như sau: “2. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp và đáp ứng vận chuyển loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.”. Khoản 3 đề nghị bỏ cụm từ: “... tự hành có gắn động cơ,…”, trong Luật không nên quy định chi tiết là “… rơ-moóc kiểu mô đun tự hành có gắn động cơ...”.

Ngoài ra, khoản 5 của Điều 53 cũng cần bỏ quy định “... gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông nơi có đoạn đường mà phương tiện đi qua…” với lý do tương tự khoản 7 của Điều 52.

Với khoản 1 của Điều 54 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe cứu hộ giao thông đường bộ”, VATA kiến nghị bổ sung cụm từ: “…, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông”; viết lại như sau: “1. Xe cứu hộ giao thông đường bộ là xe ô-tô chuyên dùng có trang bị dụng cụ, thiết bị dùng để cứu hộ, hỗ trợ di chuyển hoặc chuyên chở các phương tiện giao thông bị hư hỏng, sự cố, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông”.

“Phương tiện ô-tô thành phẩm được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước, chưa có biển kiểm soát, chưa đăng kiểm, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông, nên buộc phải có phương tiện khác chuyên chở”, ông Nguyễn Văn Quyền chỉ ra.

Làm rõ nội hàm, khái niệm vận tải khách công cộng

Trong dự thảo Luật Đường bộ, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp vận tải trực thuộc VATA cũng đề nghị bổ sung khái niệm, quy định về “vận tải hành khách công cộng” với nội dung xác định rõ nội hàm của vận tải hành khách công cộng bằng xe ô-tô, gồm xe buýt, xe taxi dưới 9 chỗ ngồi vận chuyển khách nội thị và trung chuyển khách đi và đến bến xe khách.

Loại hình vận tải vận tải khách bằng xe taxi có kích thước nhỏ gọn, đây là loại xe ô-tô con chở người đến 8 chỗ, phù hợp thông lệ quốc tế, hoạt động chủ yếu tại các vùng đô thị. Dự thảo quy định taxi sử dụng xe đến 9 chỗ (cả lái xe), sẽ càng làm gia tăng mâu thuẫn giữa taxi với xe lợi dụng danh nghĩa xe hợp đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin”,...

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA.

“Trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và dự thảo Luật Đường bộ chỉ có quy định về chính sách ưu tiên vận tải hành khách công cộng. Ngoài vận tải hành khách bằng xe buýt được gọi là vận tải hành khách công cộng, chưa rõ đối tượng, phương tiện vận tải hành khách nào, được gọi là vận tải hành khách công cộng và được hưởng chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng. Người dân hiện ưa chuộng sử dụng loại hình xe buýt và xe taxi di chuyển trong nội thị, nhằm giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường”, các chuyên gia của VATA phân tích.

Tại Khoản 5, Điều 56, VATA cũng đề nghị làm rõ quy định về việc quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ để phân định rõ giữa hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động kinh doanh dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô-tô. Tại Khoản 7, Điều 56, đề nghị sửa đổi, thay thế cụm từ “cố định” bằng cụm từ “xác định”, viết lại như sau: “7. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người trên 09 chỗ (bao gồm cả lái xe) để vận tải hành khách, có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình xác định”.

Theo nhận định của đại diện các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh vận tải có thể điều chỉnh lịch trình, tần suất chạy xe theo nhu cầu đi lại của hành khách và điều chỉnh hành trình phù hợp với hiện trạng tổ chức giao thông và kết cấu của hạ tầng đường bộ (do có thay đổi), nếu dùng từ “cố định” như dự thảo có thể hiểu là không được thay đổi, sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các đơn vị vận tải.

Trong Khoản 9, Điều 56 có nội dung: “9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả lái xe)…”, đề nghị bổ sung sửa đổi, thay thế cụm từ “đến 9 chỗ” bằng “đến 8 chỗ”, viết lại như sau: “9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người đến 8 chỗ ngồi bao gồm cả người lái để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách, thực hiện nhiều chuyến đi trong ngày, phương thức tính tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:…”.

 Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin".

Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin".

Trên thực tế, loại hình vận tải vận tải hành khách bằng xe taxi có kích thước nhỏ gọn, đây là loại xe ô-tô con chở người đến 8 chỗ, phù hợp thông lệ quốc tế, hoạt động chủ yếu tại các vùng đô thị. Dự thảo quy định taxi sử dụng xe đến 9 chỗ (cả lái xe), sẽ càng làm gia tăng mâu thuẫn giữa taxi với xe lợi dụng danh nghĩa xe hợp đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin”,...

Tại Khoản 13, Điều 56 có nội dung: “Đơn vị kinh doanh vận tải phải có bộ phận quản lý an toàn. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải bảo đảm công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô-tô”.

Theo đánh giá của các chuyên gia VATA, dự thảo này không phù hợp thực tiễn và đáp ứng các loại hình vận tải, bao gồm vận tải kinh doanh và vận tải nội bộ. Thực tế, hộ kinh doanh phần lớn chỉ có 1 đến 2 xe, nhiều trường hợp chủ hộ (chủ xe) cũng chính là lái xe, nếu yêu cầu phải có bộ phận quản lý an toàn giao thông là bất hợp lý.

Do đó, VATA kiến nghị nghiên cứu bổ sung sửa đổi khoản 13 theo hướng đơn vị vận tải có quy mô đến mức nào thì phải có bộ phận quản lý an toàn giao thông. Đồng thời quy định rõ, người lái xe phải kiểm tra phương tiện có đầy đủ điều kiện an toàn mới điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ,...

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/kien-nghi-sua-doi-mot-so-quy-dinh-cua-du-thao-luat-duong-bo-va-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-post812190.html