Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thông qua Đề án nghiên cứu xây dựng và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để thành phố có cơ sở triển khai thực hiện.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thông qua Đề án nghiên cứu xây dựng và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để thành phố có cơ sở triển khai thực hiện.

 Cảng Cần Giờ sẽ có tổng chiều dài mặt sông là 7,2km, dự kiến khả năng tiếp cận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay là 24.000 teus. Ảnh: QUỐC HÙNG

Cảng Cần Giờ sẽ có tổng chiều dài mặt sông là 7,2km, dự kiến khả năng tiếp cận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay là 24.000 teus. Ảnh: QUỐC HÙNG

 Ảnh: QUỐC HÙNG

Ảnh: QUỐC HÙNG

Theo lộ trình, công tác chuẩn bị đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ được triển khai từ nay đến năm 2024. Từ năm 2024 đến 2026 triển khai xây dựng và đưa vào khai thác cảng từ 2027. Quy mô đầu tư bến cảng đề xuất xây dựng cho tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT, tàu feeder trọng tải từ 10.000 – 65.000 DWT và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn. Tổng chiều dài bến chính và bến sà lan lần lượt là 6,8km và 1,9km

Theo UBND TPHCM, huyện Cần Giờ hiện chỉ có 1 dự án thuộc “Danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố” là dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có quy mô vốn đầu tư từ 50.000 tỷ đồng trở lên. UBND TPHCM đã có Công văn số 2768/UBND-DA ngày 18-5-2024 về việc hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gửi Bộ GTVT để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên đến nay, Đề án chưa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Về nguồn vốn, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, công trình phụ trợ, trung tâm dịch vụ logistics đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp (nhà đầu tư). Còn hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng sẽ đầu tư bằng vốn ngân sách, hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác. Ảnh: QUỐC HÙNG

Về nguồn vốn, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, công trình phụ trợ, trung tâm dịch vụ logistics đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp (nhà đầu tư). Còn hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng sẽ đầu tư bằng vốn ngân sách, hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác. Ảnh: QUỐC HÙNG

 Cảng nằm ở vị trí cù lao độc lập, hiện tại chưa có hệ thống giao thông kết nối đường bộ đến cảng. Để kết nối giao thông, từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ làm cầu Cần Giờ kết nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác, xây nút giao tuyến này kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG

Cảng nằm ở vị trí cù lao độc lập, hiện tại chưa có hệ thống giao thông kết nối đường bộ đến cảng. Để kết nối giao thông, từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ làm cầu Cần Giờ kết nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác, xây nút giao tuyến này kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Ảnh: QUỐC HÙNG

Đối với chủ trương đầu tư dự án, UBND TPHCM đã có Công văn số 2726/UBND-DA ngày 16-5-2024 gửi Bộ KH-ĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, tuy nhiên đến nay, TPHCM vẫn chưa nhận được kết quả.

QUỐC HÙNG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/kien-nghi-thu-tuong-chinh-phu-thong-qua-du-an-cang-trung-chuyen-quoc-te-can-gio-post750494.html