Kiến trúc Chăm Pa ngôi đình làng cổ Thượng Phú 600 năm ở xứ Thanh

Khi người Chăm Ninh Thuận đang tưng bừng lễ hội Katê thì ngoài Thanh Hóa, bà con địa phương cũng chăm chút ngôi đình cổ mang dấu vết văn hóa Chăm 600 năm trước.

Đình Thượng Phú là một trong những công trình thuộc vùng đất Đại Lại (Ly Cung nhà Hồ) xưa kia, nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Đây là ngôi đình với lối kiến trúc Chăm Pa độc đáo từ thế kỷ XIV.

Khoảng thế kỷ XIV những nghệ nhân gốm, thợ mộc người Chăm về vùng đất Đại Lại (Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa) để xây dựng nên Đình Phú Thượng tồn tại đến ngày nay.Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Khoảng thế kỷ XIV những nghệ nhân gốm, thợ mộc người Chăm về vùng đất Đại Lại (Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa) để xây dựng nên Đình Phú Thượng tồn tại đến ngày nay.Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính những nghệ nhân Chăm viễn xứ này đã xây dựng lên ngôi đình Thượng Phú, trên vùng đất Đại Lại (Ly Cung nhà Hồ) xưa kia, nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính những nghệ nhân Chăm viễn xứ này đã xây dựng lên ngôi đình Thượng Phú, trên vùng đất Đại Lại (Ly Cung nhà Hồ) xưa kia, nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua những biến cố, thăng trầm lịch sử, theo văn bia năm 1882, triều đình nhà Nguyễn đã trùng tu lớn di tích, giữ gìn cơ bản kiến trúc đặc sắc Chăm Pa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua những biến cố, thăng trầm lịch sử, theo văn bia năm 1882, triều đình nhà Nguyễn đã trùng tu lớn di tích, giữ gìn cơ bản kiến trúc đặc sắc Chăm Pa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đó cũng là lý do vì sao ở vùng Đại Lại xưa (nay là xã Hà Đông, Hà Trung Thanh Hóa) vẫn còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa Chăm được chạm trổ tinh xảo như đôi công phượng ở đình Thượng Phú… Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đó cũng là lý do vì sao ở vùng Đại Lại xưa (nay là xã Hà Đông, Hà Trung Thanh Hóa) vẫn còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa Chăm được chạm trổ tinh xảo như đôi công phượng ở đình Thượng Phú… Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đình Thượng Phú mang dáng dấp của kiến trúc đình, chùa Việt xưa, gồm có 5 gian, 2 chái, với những nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Kiến trúc Chăm Pa là một loại hình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, một di sản chứa nhiều giá trị để góp phần tìm hiểu nền văn hóa Chăm Pa trong lịch sử. Sự kỳ vĩ, vẻ đẹp thanh tú, hài hòa của hình khối, sự nuột nà, tinh tế trong điêu khắc trên mỗi công trình là sức hút hấp dẫn nhiều thế hệ.

 Những thiên thần đang múa trên mây một nét đẹp trong văn hóa Chăm được chạm trổ tinh xảo cách đây khoảng 600 năm trước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những thiên thần đang múa trên mây một nét đẹp trong văn hóa Chăm được chạm trổ tinh xảo cách đây khoảng 600 năm trước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

 Nét kiến trúc văn hóa Chăm trong ngôi đình Phú Thượng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Nét kiến trúc văn hóa Chăm trong ngôi đình Phú Thượng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đó còn là hình ảnh phản ánh đời sống sinh hoạt văn hóa Chăm vô cùng tinh xảo trên các xà, kèo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đó còn là hình ảnh phản ánh đời sống sinh hoạt văn hóa Chăm vô cùng tinh xảo trên các xà, kèo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những nét chạm khắc hoa văn trên gỗ tinh xảo ở mỗi góc khác nhau của ngôi đình đều tạo nên một bức tranh sống động về kiến trúc, văn hóa Chăm ở Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những nét chạm khắc hoa văn trên gỗ tinh xảo ở mỗi góc khác nhau của ngôi đình đều tạo nên một bức tranh sống động về kiến trúc, văn hóa Chăm ở Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bia đá ghi lại lịch sử ngôi đình Thượng Phú sừng sững trường tồn với thời gian được đặt ngay phía bên trái trong ngôi đình tạo nên nét cổ kính, uy nghi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bia đá ghi lại lịch sử ngôi đình Thượng Phú sừng sững trường tồn với thời gian được đặt ngay phía bên trái trong ngôi đình tạo nên nét cổ kính, uy nghi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua 600 năm, đình Thượng Phú là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương như tổ chức mừng công chiến thắng Điện Biên và còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua 600 năm, đình Thượng Phú là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp và lễ hội lớn của địa phương như tổ chức mừng công chiến thắng Điện Biên và còn diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác như tổ chức đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đình Thượng Phú cũng nổi bật với hệ thống cột gỗ quý giá (lim, sến) vô cùng chắc chắn tồn tại suốt 600 năm qua trước những biến động bởi thời gian mưa bão. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đình Thượng Phú cũng nổi bật với hệ thống cột gỗ quý giá (lim, sến) vô cùng chắc chắn tồn tại suốt 600 năm qua trước những biến động bởi thời gian mưa bão. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Mái đình làng cổ rêu phong là vậy nhưng những năm gần đây ngôi đình đã có dấu hiệu xuống cấp khi hệ thống cột kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để chống đỡ cột kèo có nguy cơ sụp đổ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Mái đình làng cổ rêu phong là vậy nhưng những năm gần đây ngôi đình đã có dấu hiệu xuống cấp khi hệ thống cột kèo của đình đã bị mối mọt tấn công gây biến dạng, nhiều vị trí người dân phải đóng gỗ tạm thời để chống đỡ cột kèo có nguy cơ sụp đổ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đình làng Thượng Phú đã trải qua hơn 600 năm và dấu ấn văn hóa Chăm Pa hiển hiện bên trong các điêu khắc, hoa văn chạm trổ với kết cấu trong đình mang nét kiến trúc văn hóa cung đình với điêu khắc tứ linh đang được người dân làng Kim Sơn (Hà Đông, Hà Trung) gìn giữ, bảo tồn đến tận ngày nay. Ảnh: ĐĂNG TRUNG

Đình làng Thượng Phú đã trải qua hơn 600 năm và dấu ấn văn hóa Chăm Pa hiển hiện bên trong các điêu khắc, hoa văn chạm trổ với kết cấu trong đình mang nét kiến trúc văn hóa cung đình với điêu khắc tứ linh đang được người dân làng Kim Sơn (Hà Đông, Hà Trung) gìn giữ, bảo tồn đến tận ngày nay. Ảnh: ĐĂNG TRUNG

Kiến trúc Chăm Pa là một trong những nền kiến trúc có giá trị lớn trên thế giới, và được lưu giữ cho tới ngày nay.

Nguồn PLO: https://plo.vn/kien-truc-cham-pa-ngoi-dinh-lang-co-thuong-phu-600-nam-o-xu-thanh-post704537.html