Kiêng gì để tránh bị sẹo lồi?

Nếu không may xảy ra vết thương thì việc chăm sóc và điều trị đúng cách là cực kỳ quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn như sẹo lồi.

Sẹo lồi là tình trạng da bị tổn thương phát triển quá mức, tạo nên những vết sẹo dày, cứng và có thể gây ngứa ngáy hoặc đau đớn. Cho dù đó là vết thương hở hay vết thương do bỏng thì cũng đều có thể tạo nên sẹo lồi.

Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương và ngăn ngừa sẹo lồi là chế độ dinh dưỡng.

Nên kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Để tránh bị sẹo lồi ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạn cần lưu ý kiêng những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hằng ngày:

1. Rau muống

Khi có vết thương nên tránh ăn rau muống, mặc dù rau muống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C, photpho và hàm lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên, với những người có vết thương hở thì tốt nhất không nên ăn.

Nguyên nhân là bởi trong rau muống có chứa chất làm đầy, kích thích sản xuất collagen ở tế bào da. Khi đó, lượng da thừa sẽ trồi lên tạo ra những vết sẹo lồi xấu xí.

2. Thịt gà

Thịt gà là món ăn nhiều dưỡng chất nhưng đây lại là thực phẩm có đặc tính nóng, dễ gây vết thương lâu lành. Ngoài ra, thịt gà còn làm cho vết thương bị ngứa, khó chịu và rất dễ viêm nhiễm.

3. Thịt bò

Nếu đang lo lắng kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi thì thịt bò là thực phẩm nằm trong danh sách này. Thịt bò chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, protein… Tuy nhiên, thành phần các chất trong thịt bò lại gây xáo trộn các mô, sợi collagen trong da, giúp làm đầy da thừa và hình thành các vết sẹo lồi trên bề mặt.

Bên cạnh đó chúng cũng làm cho vết thương bị sẫm màu, khi vết thương lành sẽ gây nên sẹo lồi. Vì thế, nếu đang có vết thương hở bạn cần tránh ăn thịt bò và các món ăn chế biến từ nguyên liệu này.

Sẹo lồi là tình trạng da bị tổn thương phát triển quá mức, tạo nên những vết sẹo dày, cứng và có thể gây ngứa ngáy...

Sẹo lồi là tình trạng da bị tổn thương phát triển quá mức, tạo nên những vết sẹo dày, cứng và có thể gây ngứa ngáy...

Kiêng ăn bao lâu để tránh bị sẹo lồi?

Khi bị thương cần kiêng ăn các thực phẩm dễ gây sẹo lồi từ 1 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên thời gian kiêng bao lâu còn phụ vào cơ địa và cách chăm sóc vết thương của mỗi người.

Trường hợp vết thương kích thước nhỏ, cơ địa lành tính và biết chăm sóc đúng cách thì thời gian lành thương sẽ diễn ra nhanh chóng và thời gian kiêng khem cũng sẽ ngắn hơn. Ngược lại, những người có vết thương hở, kích thước lớn thì nên đợi cho đến khi vết thương lành hẳn để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Nên ăn gì để không bị sẹo lồi?

Một chế độ ăn uống không cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng trước và trong quá trình chữa bệnh có thể khiến cho tiến trình lành vết thương chậm lại, đồng thời tăng nguy cơ gây ra sẹo xấu.

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm nuôi dưỡng làn da sáng mịn, khỏe mạnh từ bên trong. Các thực phẩm để vết thương nhanh lành, phẳng da và ngừa sẹo. Trong đó:

Món ăn cung cấp đạm: Protein thực vật từ đậu hũ, sữa, ngũ cốc,… rất quan trọng đối với quá trình tái tạo tế bào da và mô. Tuy nhiên, những người có cơ địa sẹo lồi thì không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là đạm động vật khi vết thương đang lên da non.

Thực phẩm giàu kẽm: Các loại đậu, hạt khô, lòng đỏ trứng, sữa và các thực phẩm cung cấp kẽm nói chung giúp giảm thiểu các vết đỏ, làm lành thương và tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo thâm.

Vitamin B: Bao gồm rau xanh, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, cà chua, đậu phộng, khoai lang, nấm, ngũ cốc nguyên hạt,… Vitamin B giúp tăng tốc độ lành thương, trong đó vitamin B1 và B5 giữ vai trò thúc đẩy sức khỏe da bằng cách tăng mô sẹo và tăng sản xuất collagen.

Thực phẩm chứa vitamin A: Vitamin A đóng vai trò kích thích các mạch máu mới phát triển và sản xuất mô liên kết. Rau lá màu xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Tuy nhiên khi bổ sung vitamin A bạn cần cẩn trọng vì tiêu thụ quá nhiều có thể gây độc tính.

Bổ sung Vitamin C: Nguồn cung cấp chính các loại vitamin C là rau lá xanh, các loại trái cây thuộc họ cam quýt. Vtamin C là một trong những dưỡng chất cần thiết, có khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ sản xuất collagen.

Tóm lại: Quá trình lành vết thương có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh việc chăm sóc vết thương theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên có chế độ ăn uống đầy đủ chất và tránh những thực phẩm gây cản trở quá trình lành vết thương. Mặc dù kiêng một số món ăn giúp vết thương mau lành nhưng đừng kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất. Để đảm bảo sức khỏe, song song với việc kiêng các món ăn trên bạn hãy ăn thực phẩm khác trong cùng nhóm chất để cơ thể không mệt mỏi. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

BS. Lê Văn Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/kieng-gi-de-tranh-bi-seo-loi-169250713102704288.htm