Một kim loại quý hiếm hơn cả vàng, bạch kim và cũng là loại đắt tiền nhất thế giới, đó chính là rhodium
Rhodium có màu trắng bạc, cứng và bền, được nhà hóa học người Anh William Hyde Wollaston phát hiện vào năm 1803
Rhodium được tách từ mẫu quặng của Wollaston bằng cách loại bỏ bạch kim và palladium, để lại một loại bột màu đỏ sẫm. Quá trình xử lý bột bằng khí hydro làm lộ ra kim loại quý rhodium
Kim loại rắn này có màu trắng bạc với tên gọi bắt nguồn từ "rhodon", nghĩa là hoa hồng trong tiếng Hy Lạp
Rhodium có độ cứng tổng thể và điểm nóng chảy cao 1.964 độ C, và không tan trong đa số axit, rhodium, không bị ăn mòn và oxy hóa cũng như ít bị mờ và trầy xước
Công dụng chính của kim loại này là sử dụng làm bộ xử lý khí thải của xe ô tô để giảm lượng khí thải độc hại và các chất ô nhiễm ra môi trường.
Ngoài ra, rhodium còn được sử dụng để mạ các món trang sức, khi mạ rhodium đều sáng và bền hơn
Trong tự nhiên, rhodium không tồn tại ở dạng nguyên chất, mà pha lẫn các chất khác trong quặng platinum (bạch kim) hay niken
Theo một số thống kê, sản lượng khai thác rhodium hàng năm chỉ vào khoảng 30 tấn. Trong khi ấy, các thợ khai thác vàng khai thác được khoảng 2.500 - 3.000 tấn/năm
Hiện rhodium là một trong những kim loại quý đắt, hiếm nhất, 1 ounce (31.1 gram) rhodium có giá 10.300 USD(gần 254 triệu đồng)
Nam Phi là nơi xuất khẩu rhodium lớn nhất thế giới với hơn 80% số lượng rhodium trên toàn cầu. Xếp sau Nam Phi là Nga.