Kinh hãi với hậu quả của việc sử dụng vũ khí hóa học trong lịch sử

Từ hình thức thô sơ thời cổ xưa, vũ khí hóa học bắt đầu được phổ biến trong những năm đầu của thế kỷ 20 và vẫn lén lút được triển khai cho tới những năm gần đây. Hãy xem tiến trình và hậu quả vô cùng tàn khốc của việc sử dụng vũ khí hóa học trong lịch sử.

Việc sử dụng vũ khí hóa học có thể bắt nguồn từ thời Cổ đại. Một trong những tài liệu sớm nhất chỉ ra, vũ khí này được dùng trong Chiến tranh Peloponnesian giữa Athen và Sparta vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và nguyên liệu gồm gỗ, hắc ín, lưu huỳnh.

Việc sử dụng vũ khí hóa học có thể bắt nguồn từ thời Cổ đại. Một trong những tài liệu sớm nhất chỉ ra, vũ khí này được dùng trong Chiến tranh Peloponnesian giữa Athen và Sparta vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và nguyên liệu gồm gỗ, hắc ín, lưu huỳnh.

Vào thế kỷ 13, Hải quân Anh đã tiêu diệt hạm đội Pháp bằng cách làm mù mắt kẻ thù bằng vôi sống. Sau khi định vị các tàu Pháp và xác định hướng gió, quân Anh đã ném vôi vào tàu đối phương, kết thúc trận chiến một cách hiệu quả

Vào thế kỷ 13, Hải quân Anh đã tiêu diệt hạm đội Pháp bằng cách làm mù mắt kẻ thù bằng vôi sống. Sau khi định vị các tàu Pháp và xác định hướng gió, quân Anh đã ném vôi vào tàu đối phương, kết thúc trận chiến một cách hiệu quả

Thế kỷ 15, người Táino bản địa ở Caribe đã nghĩ ra một cách mới để bảo vệ lãnh thổ trước thực dân Tây Ban Nha. Họ chuẩn bị những quả bầu chứa đầy tro và ớt xay để ném làm lựu đạn trước khi phát động cuộc tấn công.

Thế kỷ 15, người Táino bản địa ở Caribe đã nghĩ ra một cách mới để bảo vệ lãnh thổ trước thực dân Tây Ban Nha. Họ chuẩn bị những quả bầu chứa đầy tro và ớt xay để ném làm lựu đạn trước khi phát động cuộc tấn công.

Trong cuộc vây hãm Groningen năm 1672, quân đội Đức sử dụng khói độc, đạn pháo chứa asen và lưu huỳnh để đối phó với quân Hà Lan. Phần thắng cuối cùng thuộc về Hà Lan, nhưng vũ khí hóa học đã cảnh báo châu Âu về một hình thức chiến tranh chết người mới.

Trong cuộc vây hãm Groningen năm 1672, quân đội Đức sử dụng khói độc, đạn pháo chứa asen và lưu huỳnh để đối phó với quân Hà Lan. Phần thắng cuối cùng thuộc về Hà Lan, nhưng vũ khí hóa học đã cảnh báo châu Âu về một hình thức chiến tranh chết người mới.

Hiệp định Strasbourg được ký ngày 27-8-1675 giữa Pháp và Đế quốc La Mã Thần thánh đã tạo nên hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới về cấm sử dụng vũ khí hóa học. Nó được tạo ra để đáp lại trận chiến ở Groningen và sự xuất hiện của “đạn độc” chứa arsenic và lưu huỳnh.

Hiệp định Strasbourg được ký ngày 27-8-1675 giữa Pháp và Đế quốc La Mã Thần thánh đã tạo nên hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới về cấm sử dụng vũ khí hóa học. Nó được tạo ra để đáp lại trận chiến ở Groningen và sự xuất hiện của “đạn độc” chứa arsenic và lưu huỳnh.

Công ước La Hay năm 1899 và 1907 đã thiết lập một số hiệp ước, nêu rõ luật chiến tranh và tội ác chiến tranh, trong đó có việc cấm sử dụng đạn với mục đích duy nhất là phát tán khí độc gây ngạt.

Công ước La Hay năm 1899 và 1907 đã thiết lập một số hiệp ước, nêu rõ luật chiến tranh và tội ác chiến tranh, trong đó có việc cấm sử dụng đạn với mục đích duy nhất là phát tán khí độc gây ngạt.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học. Vào tháng 8-1914, họ phóng lựu đạn hơi cay brom ethyl axetat vào phòng tuyến của quân Đức.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học. Vào tháng 8-1914, họ phóng lựu đạn hơi cay brom ethyl axetat vào phòng tuyến của quân Đức.

Cuộc tấn công hóa học quy mô lớn đầu tiên xảy ra vào tháng 4-1915, khi Đức mở các thùng chứa clo ngược chiều gió với quân đội Pháp, Canada và Algeria tại Ypres ở Bỉ. Họ không vi phạm Công ước La Hay vì không bắn đạn mà để gió đưa khí dạt vào phòng tuyến của đối phương

Cuộc tấn công hóa học quy mô lớn đầu tiên xảy ra vào tháng 4-1915, khi Đức mở các thùng chứa clo ngược chiều gió với quân đội Pháp, Canada và Algeria tại Ypres ở Bỉ. Họ không vi phạm Công ước La Hay vì không bắn đạn mà để gió đưa khí dạt vào phòng tuyến của đối phương

Loại khí được sử dụng phổ biến nhất trong Thế chiến thứ nhất là khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh. Đến thời điểm đình chiến, đạn hóa học chiếm 35% nguồn cung cấp đạn dược của Pháp và Đức, 25% của Anh và 20% của Mỹ

Loại khí được sử dụng phổ biến nhất trong Thế chiến thứ nhất là khí mù tạt hay mù tạt lưu huỳnh. Đến thời điểm đình chiến, đạn hóa học chiếm 35% nguồn cung cấp đạn dược của Pháp và Đức, 25% của Anh và 20% của Mỹ

Khí mù tạt là một chất gây bỏng hóa chất khi tiếp xúc, hình thành các vết phồng rộp lớn trên da và trong phổi, thường dẫn đến bệnh kéo dài và tử vong.

Khí mù tạt là một chất gây bỏng hóa chất khi tiếp xúc, hình thành các vết phồng rộp lớn trên da và trong phổi, thường dẫn đến bệnh kéo dài và tử vong.

Tiếp xúc nhiều khí mù tạt cũng dẫn đến loét giác mạc, mất thị lực vĩnh viễn. Trong ảnh: Quân đội Anh bị mù do khí độc trong trận Estaires, 1918.

Tiếp xúc nhiều khí mù tạt cũng dẫn đến loét giác mạc, mất thị lực vĩnh viễn. Trong ảnh: Quân đội Anh bị mù do khí độc trong trận Estaires, 1918.

Vào cuối Thế chiến I năm 1918, số người chết ước tính do vũ khí hóa học, chủ yếu là clo, phosgene và mù tạt ước tính khoảng 90.000 người. Khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng, trong khi vô số ngựa, lừa và la cũng trở thành nạn nhân.

Vào cuối Thế chiến I năm 1918, số người chết ước tính do vũ khí hóa học, chủ yếu là clo, phosgene và mù tạt ước tính khoảng 90.000 người. Khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng, trong khi vô số ngựa, lừa và la cũng trở thành nạn nhân.

Nghị định thư Geneva ký ngày 17-6-1925 và có hiệu lực từ ngày 8-2-1928, với 65 quốc gia phê chuẩn. Nghị định đã cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế.

Nghị định thư Geneva ký ngày 17-6-1925 và có hiệu lực từ ngày 8-2-1928, với 65 quốc gia phê chuẩn. Nghị định đã cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế.

Tuy nhiên, cuối những năm 1920, người Italia vẫn triển khai khí mù tạt ở Libya hay chống lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Italo-Abyssinian lần thứ hai trong những năm 1930

Tuy nhiên, cuối những năm 1920, người Italia vẫn triển khai khí mù tạt ở Libya hay chống lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Italo-Abyssinian lần thứ hai trong những năm 1930

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vào cuối những năm 1930, quân đội Đế quốc Nhật Bản thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vào cuối những năm 1930, quân đội Đế quốc Nhật Bản thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.

Ngày 2-12-1943, máy bay Đức tấn công cảng Bari của Italia đánh chìm 28 tàu. Trong đó, tàu SS John Harvey của Mỹ đang bí mật chở khí mù tạt phát nổ, khiến mù tạt lưu huỳnh lỏng tràn ra, gần 700 dân thường và thủy thủ bị thương.

Ngày 2-12-1943, máy bay Đức tấn công cảng Bari của Italia đánh chìm 28 tàu. Trong đó, tàu SS John Harvey của Mỹ đang bí mật chở khí mù tạt phát nổ, khiến mù tạt lưu huỳnh lỏng tràn ra, gần 700 dân thường và thủy thủ bị thương.

Sau Thế chiến II, trong Chiến tranh Lạnh, cả chính phủ Liên Xô và phương Tây đều dành nguồn lực khổng lồ để phát triển vũ khí hóa học và sinh học. Nổi bật trong số này là chất độc thần kinh VX cực độc được Anh điều chế năm 1952.

Sau Thế chiến II, trong Chiến tranh Lạnh, cả chính phủ Liên Xô và phương Tây đều dành nguồn lực khổng lồ để phát triển vũ khí hóa học và sinh học. Nổi bật trong số này là chất độc thần kinh VX cực độc được Anh điều chế năm 1952.

Trong Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), vũ khí hóa học đã giết chết và làm bị thương nhiều người Iran và người Kurd ở Iraq. Trên thực tế, mù tạt và khí độc thần kinh đã khiến hơn 1 triệu người thương vong

Trong Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), vũ khí hóa học đã giết chết và làm bị thương nhiều người Iran và người Kurd ở Iraq. Trên thực tế, mù tạt và khí độc thần kinh đã khiến hơn 1 triệu người thương vong

Chất độc thần kinh sarin đã được các thành viên của giáo phái ngày tận thế Aum Shinrikyo sử dụng trên ga tàu điện ngầm Tokyo, Nhật Bản năm 1994 làm tổng cộng 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Vụ việc khiến thế giới lo ngại về khả năng vũ khí hóa học rơi vào tay những kẻ khủng bố

Chất độc thần kinh sarin đã được các thành viên của giáo phái ngày tận thế Aum Shinrikyo sử dụng trên ga tàu điện ngầm Tokyo, Nhật Bản năm 1994 làm tổng cộng 20 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Vụ việc khiến thế giới lo ngại về khả năng vũ khí hóa học rơi vào tay những kẻ khủng bố

Công cụ pháp lý mạnh nhất của thế giới chống lại vũ khí hóa học cho tới nay là Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng và tiêu hủy vũ khí hóa học, được phê chuẩn năm 1997. Đây là hiệp ước đa phương đầu tiên cấm toàn bộ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).

Công cụ pháp lý mạnh nhất của thế giới chống lại vũ khí hóa học cho tới nay là Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng và tiêu hủy vũ khí hóa học, được phê chuẩn năm 1997. Đây là hiệp ước đa phương đầu tiên cấm toàn bộ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kinh-hai-voi-hau-qua-cua-viec-su-dung-vu-khi-hoa-hoc-trong-lich-su-post558716.antd