Kinh hoàng vụ đại bác khổng lồ của Đức nã vào Paris năm 1918

Dù từng hiên ngang trong các trận ném bom của kẻ thù, thủ đô nước Pháp đã phải chìm trong sự khiếp sợ trước sức công phá từ những khẩu đại bác khổng lồ Đức mới tung vào trận.

Vào ngày 23/3/1918, lúc 7 giờ 20 phút sáng, một vụ nổ tại Quảng trường Cộng hòa ở Paris đã đánh dấu sự mở màn cuộc tấn công bằng cỗ đại bác khổng lồ mà quân Đức mới đưa vào chiến trường trong Thế chiến I.

Vào ngày 23/3/1918, lúc 7 giờ 20 phút sáng, một vụ nổ tại Quảng trường Cộng hòa ở Paris đã đánh dấu sự mở màn cuộc tấn công bằng cỗ đại bác khổng lồ mà quân Đức mới đưa vào chiến trường trong Thế chiến I.

Loại súng mà sau này được gọi là Paris Kanone (đại bác Paris) được hãng Krupps sản xuất, có cỡ nòng 210 mm và chiều dài nòng 36 mét. Nó có thể bắn đạn đi xa đến 40 km.

Loại súng mà sau này được gọi là Paris Kanone (đại bác Paris) được hãng Krupps sản xuất, có cỡ nòng 210 mm và chiều dài nòng 36 mét. Nó có thể bắn đạn đi xa đến 40 km.

Lúc đầu, các tướng lĩnh Paris cho rằng thành phố bị ném bom, nhưng ngay sau đó họ xác định rằng thành phố thực sự bị trúng đạn pháo binh, tình huống chưa từng được tính đến với công nghệ pháo binh hạn chế thời đó.

Lúc đầu, các tướng lĩnh Paris cho rằng thành phố bị ném bom, nhưng ngay sau đó họ xác định rằng thành phố thực sự bị trúng đạn pháo binh, tình huống chưa từng được tính đến với công nghệ pháo binh hạn chế thời đó.

Trong ngày đầu tiên xuất trận, các khẩu pháo khủng khiếp của quân Đức đã giết chết 16 người và làm bị thương 29 người, làm hư hỏng nhiều tòa nhà ở Paris.

Trong ngày đầu tiên xuất trận, các khẩu pháo khủng khiếp của quân Đức đã giết chết 16 người và làm bị thương 29 người, làm hư hỏng nhiều tòa nhà ở Paris.

Dù từng hiên ngang trong các trận ném bom của kẻ thù, thủ đô nước Pháp đã phải chìm trong sự khiếp sợ trước sức công phá từ những khẩu đại bác mới của Đức.

Dù từng hiên ngang trong các trận ném bom của kẻ thù, thủ đô nước Pháp đã phải chìm trong sự khiếp sợ trước sức công phá từ những khẩu đại bác mới của Đức.

Kể từ đó đến đầu tháng 8/1918, quân Đức tiến hành thêm nhiều vụ pháo kích nhằm vào Paris, làm khoảng 260 người thiệt mạng.

Kể từ đó đến đầu tháng 8/1918, quân Đức tiến hành thêm nhiều vụ pháo kích nhằm vào Paris, làm khoảng 260 người thiệt mạng.

Con số thương vong ở Paris tương đối thấp do người dân đã tránh tụ tập thành nhóm lớn trong thời gian diễn ra các vụ tấn công. Và quân Đức không thể giành chiến thắng cuối cùng bằng vũ khí tối tân của mình.

Con số thương vong ở Paris tương đối thấp do người dân đã tránh tụ tập thành nhóm lớn trong thời gian diễn ra các vụ tấn công. Và quân Đức không thể giành chiến thắng cuối cùng bằng vũ khí tối tân của mình.

Cùng với sự bại trận của Đức, hầu như tất cả thông tin về đại bác Paris, một trong những loại vũ khí tinh vi nhất xuất hiện trong Thế chiến I, đã biến mất sau khi chiến tranh kết thúc.

Cùng với sự bại trận của Đức, hầu như tất cả thông tin về đại bác Paris, một trong những loại vũ khí tinh vi nhất xuất hiện trong Thế chiến I, đã biến mất sau khi chiến tranh kết thúc.

Sau này, Đức Quốc Xã đã cố gắng tái sản xuất khẩu đại bác trứ danh thời Thế chiến I từ những hình ảnh và sơ đồ còn sót lại nhưng không thành công.

Sau này, Đức Quốc Xã đã cố gắng tái sản xuất khẩu đại bác trứ danh thời Thế chiến I từ những hình ảnh và sơ đồ còn sót lại nhưng không thành công.

Các bản sao của đại bác Paris đã được quân Đức dùng để tấn công Anh tại Eo biển Manche vào năm 1940, nhưng đã không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho đối phương.

Các bản sao của đại bác Paris đã được quân Đức dùng để tấn công Anh tại Eo biển Manche vào năm 1940, nhưng đã không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho đối phương.

Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kinh-hoang-vu-dai-bac-khong-lo-cua-duc-na-vao-paris-nam-1918-1575507.html