Kinh ngạc hai 'siêu Trái đất' có khả năng tồn tại sự sống

Các nhà khoa học phát hiện sao lùn đỏ Gliese 887 có ít nhất hai ngoại hành tinh thuộc lớp 'siêu Trái Đất'. Chúng có khả năng tồn tại sự sống.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hertfordshire, Đại học Open và Đại học Queen Mary (Anh) tiến hành nghiên cứu sao lùn đỏ GJ 887 hay còn gọi là Gliese 887 và phát hiện bí mật bất ngờ về 2 siêu Trái đất có khả năng tồn tại sự sống.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hertfordshire, Đại học Open và Đại học Queen Mary (Anh) tiến hành nghiên cứu sao lùn đỏ GJ 887 hay còn gọi là Gliese 887 và phát hiện bí mật bất ngờ về 2 siêu Trái đất có khả năng tồn tại sự sống.

Theo các chuyên gia, sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà, có khối lượng bằng 7,5 - 50% Mặt Trời. Sao lùn đỏ Gliese 887 nằm cách Trái Đất khoảng 10,7 năm ánh sáng.

Theo các chuyên gia, sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà, có khối lượng bằng 7,5 - 50% Mặt Trời. Sao lùn đỏ Gliese 887 nằm cách Trái Đất khoảng 10,7 năm ánh sáng.

Với khối lượng gần bằng 1/2 Mặt Trời, Gliese 887 là sao lùn đỏ nặng nhất trong phạm vi 20 năm ánh sáng quanh Trái Đất.

Với khối lượng gần bằng 1/2 Mặt Trời, Gliese 887 là sao lùn đỏ nặng nhất trong phạm vi 20 năm ánh sáng quanh Trái Đất.

Khi quan sát và nghiên cứu về sao lùn đỏ này, các chuyên gia phát hiện nó có ít nhất 2 ngoại hành tinh thuộc lớp "siêu Trái Đất" và đặt tên cho chúng là Gliese 887 b và Gliese 887 c.

Khi quan sát và nghiên cứu về sao lùn đỏ này, các chuyên gia phát hiện nó có ít nhất 2 ngoại hành tinh thuộc lớp "siêu Trái Đất" và đặt tên cho chúng là Gliese 887 b và Gliese 887 c.

Trong đó, Gliese 887 b có khối lượng lớn gấp 4,2 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 9,3 ngày. Gliese 887 c có khối lượng lớn gấp 7,6 lần Trái Đất và mất 21,8 ngày để quay quanh quỹ đạo.

Trong đó, Gliese 887 b có khối lượng lớn gấp 4,2 lần Trái Đất và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 9,3 ngày. Gliese 887 c có khối lượng lớn gấp 7,6 lần Trái Đất và mất 21,8 ngày để quay quanh quỹ đạo.

Các chuyên gia phát hiện 2 siêu trái đất Gliese 887 b và Gliese 887 c nằm sát rìa của cái gọi là "vùng sự sống" của sao mẹ (tức khu vực có khoảng cách vừa đủ để nhận được nhiệt độ phù hợp cho sự sống và giữ nước ở trạng thái lỏng).

Các chuyên gia phát hiện 2 siêu trái đất Gliese 887 b và Gliese 887 c nằm sát rìa của cái gọi là "vùng sự sống" của sao mẹ (tức khu vực có khoảng cách vừa đủ để nhận được nhiệt độ phù hợp cho sự sống và giữ nước ở trạng thái lỏng).

Thế nhưng, vì nằm sát rìa nên 2 siêu trái đất Gliese 887 b và Gliese 887 c đều khá nóng. Các chuyên gia nhận định Gliese 887 c có triển vọng có sự sống cao hơn so với Gliese 887 b.

Thế nhưng, vì nằm sát rìa nên 2 siêu trái đất Gliese 887 b và Gliese 887 c đều khá nóng. Các chuyên gia nhận định Gliese 887 c có triển vọng có sự sống cao hơn so với Gliese 887 b.

Nguyên do là bởi Gliese 887 c có nhiệt độ bề mặt khoảng 70 độ C và quay quanh sao mẹ mỗi 21,8 ngày.

Nguyên do là bởi Gliese 887 c có nhiệt độ bề mặt khoảng 70 độ C và quay quanh sao mẹ mỗi 21,8 ngày.

Những điều kiện này có thể khó sống với hầu hết sinh vật trên Trái Đất nhưng không loại trừ khả năng các dạng sống ngoài hành tinh đặc biệt có thể tồn tại ở nơi này.

Những điều kiện này có thể khó sống với hầu hết sinh vật trên Trái Đất nhưng không loại trừ khả năng các dạng sống ngoài hành tinh đặc biệt có thể tồn tại ở nơi này.

Bởi lẽ, trong những năm qua, các chuyên gia phát hiện nhiều sinh vật bậc thấp ở các điều kiện không hề phù hợp với sự sống như: quá nóng, quá lạnh, không có dưỡng khí, ánh sáng...

Bởi lẽ, trong những năm qua, các chuyên gia phát hiện nhiều sinh vật bậc thấp ở các điều kiện không hề phù hợp với sự sống như: quá nóng, quá lạnh, không có dưỡng khí, ánh sáng...

Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-hai-sieu-trai-dat-co-kha-nang-ton-tai-su-song-1634240.html