Kinh ngạc lỗ đen siêu lớn tung hoành trong các thiên hà sắp chết

Sự xuất hiện của các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động này tương quan với những thay đổi tiêu cực trong thiên hà chủ.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng cơ sở dữ liệu kết hợp các quan sát từ các kính thiên văn tốt nhất trên thế giới, bao gồm cả Kính viễn vọng Subaru, để phát hiện tín hiệu từ các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động trong các thiên hà sắp chết trong vũ trụ.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng cơ sở dữ liệu kết hợp các quan sát từ các kính thiên văn tốt nhất trên thế giới, bao gồm cả Kính viễn vọng Subaru, để phát hiện tín hiệu từ các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động trong các thiên hà sắp chết trong vũ trụ.

Sự xuất hiện của các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động này tương quan với những thay đổi trong thiên hà chủ, cho thấy rằng một lỗ đen có thể có những tác động sâu rộng đến sự tiến hóa của thiên hà chủ của nó.

Sự xuất hiện của các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động này tương quan với những thay đổi trong thiên hà chủ, cho thấy rằng một lỗ đen có thể có những tác động sâu rộng đến sự tiến hóa của thiên hà chủ của nó.

Thiên hà Milky Way bao gồm các ngôi sao ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những ngôi sao vẫn đang hình thành. Nhưng trong các thiên hà được gọi là thiên hà elip sắp chết, tất cả các ngôi sao đều già và có cùng độ tuổi.

Thiên hà Milky Way bao gồm các ngôi sao ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những ngôi sao vẫn đang hình thành. Nhưng trong các thiên hà được gọi là thiên hà elip sắp chết, tất cả các ngôi sao đều già và có cùng độ tuổi.

Điều này chỉ ra rằng ban đầu trong lịch sử của chúng, các thiên hà hình elip này đã có một thời kỳ hình thành sao sung mãn nhưng đột ngột kết thúc.

Điều này chỉ ra rằng ban đầu trong lịch sử của chúng, các thiên hà hình elip này đã có một thời kỳ hình thành sao sung mãn nhưng đột ngột kết thúc.

Tại sao sự hình thành sao lại không còn trong một số thiên hà này vẫn chưa được hiểu rõ.

Tại sao sự hình thành sao lại không còn trong một số thiên hà này vẫn chưa được hiểu rõ.

Một khả năng là một lỗ đen siêu lớn phá vỡ khí trong một số thiên hà, tạo ra một môi trường không thích hợp cho sự hình thành sao.

Một khả năng là một lỗ đen siêu lớn phá vỡ khí trong một số thiên hà, tạo ra một môi trường không thích hợp cho sự hình thành sao.

Để kiểm tra lý thuyết này, các nhà thiên văn học quan sát vào các thiên hà xa xôi.

Để kiểm tra lý thuyết này, các nhà thiên văn học quan sát vào các thiên hà xa xôi.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Kei Ito dẫn đầu tại SOKENDAI, Nhật Bản đã sử dụng công cụ Khảo sát Tiến hóa Vũ trụ (COSMOS) để lấy mẫu các thiên hà cách xa 9,5–12,5 tỷ năm ánh sáng.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Kei Ito dẫn đầu tại SOKENDAI, Nhật Bản đã sử dụng công cụ Khảo sát Tiến hóa Vũ trụ (COSMOS) để lấy mẫu các thiên hà cách xa 9,5–12,5 tỷ năm ánh sáng.

COSMOS kết hợp dữ liệu được lấy bởi các kính thiên văn hàng đầu thế giới, bao gồm Đài quan sát ALMA, Chi Lê và Kính viễn vọng Subaru. COSMOS bao gồm dữ liệu sóng vô tuyến, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia X.

COSMOS kết hợp dữ liệu được lấy bởi các kính thiên văn hàng đầu thế giới, bao gồm Đài quan sát ALMA, Chi Lê và Kính viễn vọng Subaru. COSMOS bao gồm dữ liệu sóng vô tuyến, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia X.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu quang học và hồng ngoại để xác định hai nhóm thiên hà: nhóm thiên hà đang hình thành và nhóm sao đã dừng lại.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu quang học và hồng ngoại để xác định hai nhóm thiên hà: nhóm thiên hà đang hình thành và nhóm sao đã dừng lại.

Nhóm nghiên cứu xác nhận cả phát xạ tia X và vô tuyến cực mạnh đối với các thiên hà không có sự hình thành sao.

Nhóm nghiên cứu xác nhận cả phát xạ tia X và vô tuyến cực mạnh đối với các thiên hà không có sự hình thành sao.

Đây là lần đầu tiên đặc điểm như vậy được phát hiện đối với các thiên hà xa xôi cách chúng ta hơn 10 tỷ năm ánh sáng.

Đây là lần đầu tiên đặc điểm như vậy được phát hiện đối với các thiên hà xa xôi cách chúng ta hơn 10 tỷ năm ánh sáng.

Hơn nữa, kết quả cho thấy sự phát xạ tia X và vô tuyến quá mạnh không đến từ các ngôi sao trong thiên hà tác động nên, mà cho thấy sự hiện diện của một lỗ đen siêu lớn đang hoạt động. Tín hiệu hoạt động của lỗ đen siêu lớn lại yếu hơn đối với các thiên hà có quá trình hình thành sao đang diễn ra mạnh mẽ.

Hơn nữa, kết quả cho thấy sự phát xạ tia X và vô tuyến quá mạnh không đến từ các ngôi sao trong thiên hà tác động nên, mà cho thấy sự hiện diện của một lỗ đen siêu lớn đang hoạt động. Tín hiệu hoạt động của lỗ đen siêu lớn lại yếu hơn đối với các thiên hà có quá trình hình thành sao đang diễn ra mạnh mẽ.

Huỳnh Dũng (Theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-lo-den-sieu-lon-tung-hoanh-trong-cac-thien-ha-sap-chet-1748227.html