Tên lửa SAM-2 của Việt Nam từng có khả năng bắn hạ tàu chiến của đối phương nhờ loại đạn tên lửa mang tên 20DSU đặc biệt. Nguồn ảnh: TL.
Bắt đầu từ năm 1979, Việt Nam được trang bị loại đạn tên lửa này cùng với bệ phóng SM-90, tất cả đều được thiết kế, cải biên dựa trên thành phần tổ hợp tên lửa phòng không S-75M của Liên Xô. Nguồn ảnh: TL.
Đây là loại tên lửa phòng không có điều khiển, có thể dùng để tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Về cơ bản, khả năng tấn công mục tiêu bay của bệ phóng SM-90 cùng đạn tên lửa 20DSU là tương tự như S-75 trước đây. Nó có thể tiêu diệt tốt các loại máy bay, khinh khí cầu, tên lửa có cánh ở tầm trung. Nguồn ảnh: TL.
Một vài tài liệu cho biết, trong điều kiện phù hợp, loại đạn tên lửa này thậm chí còn có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên mặt nước. Nguồn ảnh: TL.
Điều này đồng nghĩa với việc đạn tên lửa 20DSU có khả năng sử dụng như tên lửa hành trình tầm ngắn; tấn công, hạ gục mục tiêu trên biển hoặc các mục tiêu trên mặt nước của đối phương một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: TL.
Tên lửa có chiều dài 10778mm, trọng lượng tổng cộng 2395kg, khi phóng có tốc độ lớn nhất 1050 mét/giây, tốc độ trung bình toàn pha phóng lên tới 750 mét/giây. Nguồn ảnh: TL.
Đây có thể coi là tốc độ bay khá nhanh, thậm chí còn vượt trội hơn nhiều loại tên lửa hành trình, tên lửa diệt hạm ngày nay khiến đối phương không có đủ thời gian phản ứng. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, bán kính sát thương của loại tên lửa này còn rất lớn, tối đa có thể lên tới 120 mét - đủ để "càn quét" sạch một trận địa pháo của đối phương chỉ với vài phát phóng. Nguồn ảnh: Hoang Dinh Nam.
Trong tác chiến chống hạm, sức mạnh của SM-90 cùng với đạn tên lửa 20DSU đủ để đánh chìm mọi loại tàu hộ vệ, tàu tuần tra mang tên lửa chỉ bằng một phát bắn trúng đích duy nhất. Nguồn ảnh: Hoang Dinh Nam.
Không quân Mỹ "khiêu vũ với tử thần" trong trận đánh 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.
Khắc Đôn