Kinh nghiệm chỉnh côn xe ô tô

Sau thời gian dài sử dụng, côn xe ô tô thường không còn chuẩn như trước. Do đó cần điều chỉnh côn xe để ly hợp hoạt động chính xác.

Điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn

Hành trình tự do của chân côn là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do (lúc bắt đầu tiếp xúc với đầu đòn mở), người lái khi nhấn bàn đạp chân côn sẽ cảm thấy nặng. Sau đó, hành trình tiếp theo tới sát sàn xe ô tô gọi là hành trình làm việc (để cắt côn hoàn toàn). Tổng hai hành trình đó là hành trình tổng cộng.

Đầu tiên, đo độ cao của bàn đạp bằng cách dùng thước kê vuông góc với sàn xe, nếu chiều cao đúng chuẩn theo quy định của từng hãng xe thì được. Nếu không chuẩn phải chỉnh lại bằng cách thay đổi chiều dài bu lông tỳ cần. Sau đó, nhờ một người khác để đạp chân ga tới sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại.

Hành trình tự do của chân côn là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do

Hành trình tự do của chân côn là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí vòng bi triệt tiêu hết các khe hở tự do

Nếu hành trình tổng cộng của chân côn ô tô thấp hoặc cao hơn bình thường phải cân bằng lại chiều dài hành trình tự do của chân côn...

Điều chỉnh chiều cao các đòn mở

Kiểm tra sẽ sử dụng thước cặp để đo đầu đòn mở tới bề mặt làm việc của đĩa ép và phải nằm trong phạm vi cho phép theo hãng đã quy định. Nếu khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải chỉnh lại, không được chênh lệch quá 0.3mm.

Đòn mở được lắp trên bu lông, có thể thay đổi chiều cao bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Hoặc nếu đầu đòn có các bu lông điều chỉnh chỉ cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông ra hay vào, tùy theo hướng cần điều chỉnh.

Đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi tỳ đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh

Đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi tỳ đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh

Nếu không đúng theo chuẩn các hãng xe đã quy định cần thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh. Đối với các cấu tạo động thủy lực, cần chỉnh bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh để thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston xy lanh chính. Đối với các loại dẫn động phanh thủy lực, cần kiểm tra hành trình dịch chuyển bàn đạp tính từ khi nhấn côn tới khi tỳ đẩy bắt đầu tác dụng tới piston xi lanh. Và hành trình cho phép là 1 - 5mm.

Xả khí

Sau khi thực hiện quy trình chỉnh chân côn ô tô, cần xả khí trong hệ thống thủy lực để đảm bảo không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động chân côn.

Đầu tiên, lắp ống nhựa vào ống xả khí, đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh. Sau đó, nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên ở vị trí đạp, đồng thới nới ốc xả khí tới khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.

Bởi Thu Hà, Thứ bảy lúc 12:00

Nguồn Cartimes: http://cartimes.vn/bai-viet/kinh-nghiem-chinh-con-xe-o-to-8048.htm