Kinh nghiệm quốc tế về hình thành Trung tâm tài chính tại Thượng Hải
Các Trung tâm tài chính quốc tế trong thời gian dài đã đóng vai trò thiết yếu thúc đẩy các hoạt động kinh doanh tài chính, phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Không chỉ tại các nước phát triển, nhiều nền kinh tế đang nổi cũng chú trọng xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế phục vụ các chiến lược tăng trưởng theo chiều sâu. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại một số quốc gia trong khu vực có thể đem lại một số thông tin và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
Lịch sử hình thành Trung tâm tài chính tại Thượng Hải
Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là một quyết sách chính trị lớn được toàn bộ toàn xã hội, các cấp, các ngành, các cơ quan nỗ lực thúc đẩy. Có thể nói, việc hình thành các Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại các thành lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng sẽ là bước đệm để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Áp dụng một số chính sách đặc thù
Từ năm 1990, Trung Quốc đã ban hành những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư vào “Khu Mậu dịch tài chính Lục Gia Thủy” của Phố Đông như sau:
- Ngày 18/4/1990, Thủ tướng Lý Bằng đã tuyên bố 10 điều ưu đãi.
- Đầu năm 1992, Văn bản số 5 do Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành 5 điều ưu đãi, trong đó có 2 điều liên quan Khu Lục Gia Thủy.
- Năm 1995, Thông tư 61 của Quốc vụ viện Trung Quốc ban bố “Cửu ngũ” (Kế hoạch 5 năm lần thứ 9), Phố Đông Thượng Hải, Khu Lục Gia Thủy (Khu khai thác phát triển).
Tuy nhiên, bên cạnh sự khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, sự đồng thuận của toàn xã hội là vô cùng cần thiết để đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển. Để có được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, việc tự nhìn nhận đánh giá lại của từng cá nhân trong xã hội về quá trình, lịch sử hình thành của các Trung tâm tài chính lớn trong khu vực, là không thể bỏ sót.
Kinh nghiệm về lịch sử hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại Thượng Hải có thể là cách tiếp cận với một phần nào đó định hướng chuyển mình của kinh tế toàn cầu.
Thành phố Thượng Hải có lịch sử lâu đời là một trung tâm giao thương và thương mại nhờ có cảng biển lớn. Vào những năm 1920 - 1930, thành phố phát triển mạnh mẽ để trở Thượng Hải có lịch sử lâu đời là một trung tâm giao thương và thương mại nhờ có cảng biển lớn. Sau khi Trung Quốc áp dụng chính sách mở cửa vào năm 1978, Thượng Hải bắt đầu phát triển để trở thành trung tâm kinh tế và tài chính của Trung Quốc. Kế hoạch phát triển Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính có thể cạnh tranh được với Hong Kong và Singapore gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn I (từ năm 1980 – 2000): Trở thành Trung tâm tài chính quốc gia
Thượng Hải được trao nhiều đặc quyền trong đó bao gồm được hưởng chế độ chính trị và kinh tế bán tự trị. Thượng Hải được cung cấp các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, phần lớn trong số đó sẽ tập trung vào sự phát triển của “Khu vực mới Phố Đông”. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải được tái thành lập vào tháng 12/1990 với tư cách là một trong hai sàn giao dịch duy nhất ở đại lục nhằm huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước.
Giai đoạn II (từ năm 2000 – 2020): Trở thành Trung tâm tài chính khu vực
Thượng Hải tập trung vào việc thông tin hóa và hiện đại hóa đô thị. Đồng thời, để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của Thượng Hải, các nỗ lực được hiện thực hóa thông qua đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng đẳng cấp quốc tế và nâng cao trình độ quản lý.
Năm 2009, Quốc vụ Viện Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh phát triển Thượng Hải trở thành Trung tâm tài chính và Trung tâm hàng hải quốc tế, trong đó đặt mục tiêu đưa Thượng Hải trở thành Trung tâm tài chính quốc tế gắn với phát triển tiềm lực kinh tế của Trung Quốc và vị thế của đồng Nhân dân tệ trên trường quốc tế đến năm 2020.
Vào tháng 9/2013, Khu Thương mại Tự do Thí điểm (FTZ) đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập tại Thượng Hải. bao gồm Khu thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Logistics Thương mại Tự do Waigaoqiao, Khu Cảng biển Thương mại tự do Yangshan và Cảng Hàng không thương mại Tự do Phố Đông.
Giai đoạn III (từ năm 2020 đến nay): Trở thành Trung tâm tài chính quốc tế
Về mô hình quản lý: các hoạt động tại TTTC Thượng Hải chịu sự giám sát và quản lý theo pháp luật của Chính phủ Trung Quốc. Hệ thống giám sát tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực chuyên ngành bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung ương, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cơ quan quản lý Tài chính Trung Quốc thuộc Quốc vụ Viện. Đồng thời, có sự phối hợp tham gia của 2 cơ quan Tổng cục Quản lý ngoại hối Nhà nước và Bộ Tài chính.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, năm 2020, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Thượng Hải sẽ tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm tài chính khu vực với các yếu tố nền tảng để trở thành trung tâm tài chính quốc tế và đến năm 2035, chính thức trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
Trong giai đoạn đầu, Trung tâm tài chính Thượng Hải đã cho phép thí điểm ứng dụng các công nghệ sẵn có trong lĩnh vực tài chính bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp fintech hoạt động trong những lĩnh vực công nghệ có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực tài chính (như AI, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain…) thành lập văn phòng tại Trung tâm tài chính.
Tận dụng cơ hội để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế
Từ kinh nghiệm nêu trên đặt ra yêu cầu thích ứng với những cơ hội và thách thức từ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, các Trung tâm tài chính quốc tế đứng trước thách thức phải thiết lập và hài hòa hóa các tiêu chuẩn số và tiền điện tử, tăng cường tính toàn diện của khu vực tài chính.
Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề chính sách thu hút đầu tư quốc tế. Thời kỳ đầu, các trung tâm tài chính quốc tế đều được hình thành nhanh chóng nhờ thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và sản xuất. Việc này không chỉ mang lại nguồn dòng chảy tài chính khổng lồ từ ngoại hối mà còn thúc đẩy việc trao đổi khoa học, kỹ thuật. Các doanh nghiệp quốc tế khi triển khai kinh doanh tại đây sẽ gián tiếp thúc đẩy đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao; nâng cao, chuyên môn hóa và đào tạo lại lực lượng lao động; giữ chân các nhân tài hiện có.
Một vấn đề nữa được đặt ra đó là, thể chế quản lý hữu hiệu. Các Trung tâm tài chính quốc tế cần có hệ thống hữu hiệu nhằm phòng chống gian lận và tham nhũng tài chính, chẳng hạn như hệ thống chống rửa tiền và nắm bắt khách hàng có năng lực giám sát các giao dịch tài chính, phát hiện các hành vi giao dịch không lành mạnh và các loại tội phạm tài chính khác.
Qua cả 3 giai đoạn định hình và phát triển của Thượng Hải, việc hình thành nên một Trung tâm tài chính quốc tế có thể là một quá trình tính theo hàng thập kỷ, nhưng đồng thời cũng có thể thấy quyết tâm vào cuộc triển khai của toàn bộ máy Chính phủ nước này.
Đối với Việt Nam, trong bối cảnh một kỷ nguyên thế giới 4.0, quyết tâm này có thể rút ngắn quá trình đưa Việt Nam vươn mình ra thế giới, nhưng quyết tâm này cũng cần sự đồng thuận của toàn xã hội, như phương châm: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”./.