Kinh tế xanh và an sinh xã hội

Ở Tây Nguyên, khái niệm kinh tế xanh và giảm nghèo bền vững không còn mấy xa lạ.

Các chuyên gia cho rằng, chiến lược xanh về giảm nghèo bền vững chính là một phương pháp tích hợp giữa các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm nghèo nhằm hướng đến: Giảm nghèo không gây hại đến môi trường, và ngược lại.

Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng ở Tây Nguyên phải tạo ra những chiến lược, chính sách và các dự án cụ thể làm sao để hoạt động kinh tế-xã hội không gây tác động tiêu cực đối với môi trường, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân nghèo.

Theo Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, một tỉnh đang dần trở thành mẫu hình về lĩnh vực này, cần thực hiện một số nguyên tắc và chiến lược cơ bản của chiến lược xanh về giảm nghèo bền vững như sau:

Thứ nhất, phát triển năng lượng sạch. Nghĩa là sử dụng và phát triển nguồn năng lượng sạch và tái tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tác động đối với người dân nghèo. Triển khai nhiệm vụ này có thể bao gồm việc đầu tư vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện và điện sinh học. Thứ hai, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Đó là việc bảo vệ và quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên tự nhiên như rừng, đất đai, nguồn nước, để bảo đảm rằng hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái vẫn hoạt động tốt, giúp ngăn chặn tác hại của biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh thực phẩm cho người nghèo; đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, bao gồm hệ thống giao thông công cộng, xây dựng bền vững và quản lý chất thải hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội việc làm cho người nghèo. Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng xanh.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, bao gồm hệ thống giao thông công cộng, xây dựng bền vững và quản lý chất thải hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra cơ hội việc làm cho người nghèo. Thứ tư là lĩnh vực đào tạo và giáo dục bằng việc cung cấp về môi trường và phát triển bền vững để tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng cần thiết tham gia vào các ngành công nghiệp xanh. Thứ năm là khuyến khích doanh nghiệp xanh được cụ thể việc ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện thực tiễn xanh và công bằng xã hội, giúp tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển bền vững. Thứ sáu là lĩnh vực tài chính xanh:

Cần xác định các dự án cụ thể bằng nhiều giải pháp hỗ trợ nguồn lực tài chính với định suất đầu tư bảo đảm tạo ra giá trị bền vững. Thứ bảy là tăng cường tương tác xã hội: Hiện thực hóa việc bảo đảm rằng người dân nghèo được tham gia vào quá trình ra quyết định và triển khai các chính sách và dự án liên quan đến giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Thứ tám là khâu kiểm tra, đánh giá cập nhật sát tình hình thực tế với sự hài lòng cao nhất của người dân nghèo; thiết lập hệ thống đo đạc và theo dõi để bảo đảm rằng, các chiến lược và chính sách đạt được các mục tiêu về giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Theo Tiến sĩ Phạm S, chiến lược xanh về giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên nhấn mạnh sự tương tác chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình này.

Theo nhandan.vn

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/kinh-te-xanh-va-an-sinh-xa-hoi-220111.html