Kính viễn vọng tiết lộ hình ảnh đầu tiên về bản đồ vũ trụ mới
Kính viễn vọng Euclid đã công bố hình ảnh đầu tiên về bản đồ vũ trụ, tiết lộ chi tiết hàng triệu ngôi sao và thiên hà.
Theo hãng CNN, khi các nhà nghiên cứu tập trung khám phá và tìm hiểu vũ trụ, những tiến bộ trong công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong ngành tên lửa, đài quan sát thiên văn và vô số các thiết bị khoa học khác.
Trong thời gian dài, cuộc chạy đua giải mã vật chất tối và năng lượng tối vẫn đang diễn ra vì khoa học vẫn chưa giải thích được những hiện tượng này.
Các nhà thiên văn học chưa bao giờ phát hiện ra vật chất tối, nhưng họ tin rằng nó chiếm khoảng 85% tổng vật chất trong vũ trụ. Trong khi đó, sự tồn tại của năng lượng tối giúp các nhà nghiên cứu giải thích lý do tại sao vũ trụ đang giãn nở và tại sao sự giãn nở đó đang tăng tốc.
Trên khắp vũ trụ
Các thiết bị khoa học mới phi thường đang tạo ra dữ liệu tiên phong, sẵn sàng định hình lại cách các nhà khoa học nhìn nhận vũ trụ.
Kính viễn vọng Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đã được phóng lên vũ trụ vào tháng 7/2023, sẽ mang lại nhiều phát hiện quan trọng, góp phần giải đáp các câu hỏi về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ.
Kính thiên văn Euclid sẽ quan sát hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỷ thiên hà, cách Trái Đất đến 10 tỷ năm ánh sáng, với mục tiêu xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước đến nay. Sứ mệnh này cũng giúp trả lời những câu hỏi tồn tại từ lâu về những bí ẩn của năng lượng tối và vật chất tối trong vũ trụ.
Trong tháng 10, kính viễn vọng Euclid vừa tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về một phần nhỏ của bản đồ vũ trụ khổng lồ mà công cụ này đang xây dựng. Với độ phân giải cực kỳ cao, những hình ảnh này mang đến cái nhìn chi tiết về hàng triệu ngôi sao và thiên hà xa xôi.
Bức ảnh ghép này, bao gồm khoảng 100 triệu ngôi sao và thiên hà đã được công bố tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế ở Milan, Italy.
"Hình ảnh tuyệt đẹp này là mảnh ghép đầu tiên của một bản đồ trong 6 năm, sẽ tiết lộ hơn 1/3 bầu trời. Đây chỉ là 1% của bản đồ nhưng chứa đầy đủ nhiều nguồn thông tin khác nhau giúp các nhà khoa học khám phá ra những cách mới để mô tả vũ trụ", Valeria Pettorino, nhà khoa học dự án Euclid tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), cho biết trong một tuyên bố.
Những quan sát 3D tuyệt đẹp này có thể giúp các nhà khoa học thấy được cách vật chất tối làm cong ánh sáng và làm cong không gian trên khắp các dải thiên hà.
Các nhà khoa học đã lắp được mảnh đầu tiên của bản đồ, bao gồm 208 gigapixel từ 260 quan sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/3 đến ngày 8/4. Nhưng đây chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc khảo sát rộng lớn mà Euclid sẽ thực hiện trên bầu trời trong tương lai để đo hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỷ thiên hà.
Trong khi đó, trên đỉnh núi ở phía bắc Chile, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford đang chuẩn bị cung cấp năng lượng cho máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới bên trong Đài quan sát Vera C. Rubin.
Bước ngoặt mới trong khám phá vũ trụ
Góc nhìn rộng của Euclid có thể ghi lại dữ liệu từ một phần bầu trời lớn hơn 100 lần so với camera của Kính thiên văn James Webb của NASA. Camera nhạy sáng của kính thiên văn này cũng có thể chụp lại các chi tiết phức tạp của nhiều thiên thể cùng một lúc.
Trước đây, các phi hành gia từng lái tàu vũ trụ SpaceX trong chuyến đi táo bạo vào vành đai bức xạ và thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian tư nhân đầu tiên.
Những nhà thám hiểm thích cảm giác mạnh, hay còn gọi là phi hành đoàn Polaris Dawn, từng nhắc đến một số vấn đề y tế khó chịu mà họ gặp phải trong không gian. Đây là lời nhắc nhở rõ ràng rằng cơ thể con người không được thiết kế để thích nghi với điều kiện vi trọng lực.
Nhìn mờ, buồn nôn và nôn là một trong những triệu chứng mà phi hành đoàn 4 người đã báo cáo.
Vì vậy, dữ liệu từ Euclid không chỉ giúp nghiên cứu cấu trúc vũ trụ mà còn hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn về vật chất tối và năng lượng tối – hai thành phần chiếm tới 95% vũ trụ nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Việc khám phá bản chất thực sự của năng lượng tối và vật chất tối có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu được vũ trụ được tạo thành từ gì, sự giãn nở của nó ra sao theo thời gian và liệu có nhiều điều hơn những gì mắt thường có thể hiểu được về lực hấp dẫn hay không.
Người ta cũng cho rằng vật chất tối và năng lượng tối đóng vai trò trong sự phân bố và chuyển động của các vật thể, chẳng hạn như các thiên hà và ngôi sao trong khắp vũ trụ.
"Chúng tôi đã thấy những hình ảnh tuyệt đẹp, có độ phân giải cao về các vật thể riêng lẻ. Hình ảnh mới này cuối cùng cũng cho chúng tôi thấy được sự rộng lớn của khu vực bầu trời và thực hiện các phép đo chi tiết về hàng tỷ thiên hà thông qua Euclid", ông Jason Rhodes, một nhà vũ trụ học quan sát tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California, cho biết trong một tuyên bố.