Kon Tum: Đăk Hà tận dụng tiềm năng để phát triển nhanh, bền vững
Nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 15km về phía Bắc, huyện Đăk Hà được người dân cả nước biết đến không chỉ là thủ phủ của cà phê đặc biệt ở Tây Nguyên, Đăk Hà còn là trung điểm kết nối giữa hai vùng kinh tế động lực của là thành phố Kon Tum và khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Với những lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu và những danh lam thắng cảnh, Đăk Hà đang tạo đà để phát triển toàn diện về kinh tế nông nghiệp, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư, trở thành điểm sáng kinh tế, xã hội ở Kon Tum và bắc Tây Nguyên.
Nắm bắt cơ hội để đầu tư phát triển
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ba năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát với nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, sáng tạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự đoàn kết, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và hiệu quả.
Đồng chí Hà Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: “Thực hiện phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trong đó, tập trung vào đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng – kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân phát huy nội lực trong phát triển kinh tế. Điểm nhấn trong chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội những năm qua, là Đảng ủy- UBND huyện đã xác định thu hút đầu tư để tập trung phát triển kinh tế và du lịch. Đầu tư là một trong những khâu đột phá để vươn lên. Triển khai nhiều giải pháp thu hút, tận dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp. Những thành quả ban đầu đã minh chứng huyện Đăk Hà đang đi đúng hướng, đã có những chuyển biến tích cực và đạt được thành quả. Hiện nay, huyện đang tiến hành triển khai thực hiện dự án trọng điểm, trong đó có 3 lĩnh vực trọng điểm ưu tiên thu hút đầu tư đó là: ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị. Bên cạnh đó, Huyện ủy – UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo và triển khai công tác quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng; Rà soát, đề xuất, lập quy hoạch, quy hoạch chi tiết trên địa bàn, phục vụ các dự án khai thác quỹ đất để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; Triển khai lập Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn đạt được những kết quả quan trọng. Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, hướng về cơ sở nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung, bà con đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND huyện tiếp tục được được triển khai thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đúng Quy chế làm việc, đảm bảo sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và sự giám sát của HĐND huyện”.
Nhiều chỉ tiêu về kinh tế và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đến cuối năm đa số đạt và vượt kế hoạch. Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, dự toán ngân sách được triển khai chặt chẽ, hợp lý, cung ứng và hỗ trợ kịp thời các điều kiện sản xuất cho bà con nhân dân. Hệ thống chính trị các cấp được xây dựng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đời sống văn hóa xã hội của người dân trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, điện, đường, trường, trạm đã hội tụ đầy đủ, phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu nhân dân. Cùng với đó, cấp ủy chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác chính sách, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho người nghèo qua các chương trình hỗ trợ quà tết, cấp lương thực và các mặt hàng chính sách, xây dựng sửa chữa nhà ở, trợ vốn, trợ giống. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thông tin, truyền thanh - truyền hình đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của nhân dân. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm được đẩy mạnh, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người dân tộc thiểu số.
Có thể nói trong quá trình phát triển kinh tế, thì Đăk Hà tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tốt nhất ở Kon Tum và cả Tây Nguyên. Trong quá trình thực hiện, huyện đã tổ chức khảo sát và lên phương án xây dựng cụ thể, phân công cán bộ theo dỏi, kiểm tra, đôn đốc và khuyến khích huy động các nguồn lực, sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, chặt chẽ. Đến nay có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk La, Đăk Ngọk, ĐăkHring, Đăk Ui và Ngọk Wang), trong đó có 2 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt đến nay Đăk Hà đã xây dựng thành công 9 thôn vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn NTM. Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vào đảm bảo an ninh quốc quốc phòng trên địa bàn. Cùng với đó, huyện đã tập trung thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn huyện. Cơ cấu lại mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của huyện. Tiếp tục nâng cao phát triển thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”, nhất là việc phối hợp với các sở ngành liên quan trong xây dựng Quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cà phê Đăk Hà.
Không giấu được niềm vui trên khuôn khuôn mặt, ông A Khíu ở xã Đăk Hring phấn khởi cho biết: Xây dựng NTM tôi thấy rất hợp và rất tốt đẹp. Thôn làng thay đổi nhiều, đường sá được làm mới, bê tông hóa không lầy lội trong mùa mưa; trẻ con đến tuổi đi học, người già ốm đau đến bệnh xá khám chữa bệnh, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ lưới điện quốc gia; thôn, làng có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khu thể thao…thu nhập bình quân đầu người ở đây là 47,9 triệu đồng, cao hơn 2 lần so với thời điểm trước. Kết quả đó, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh, bỏ đi các hủ tục lạc hậu đã đeo bám bà con bao năm, mà còn nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là bà con DTTS; đồng thời tạo động lực để bà con đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Mở hướng phát triển để dân thoát nghèo
Để phát triển kinh tế giúp người dân, nhất là bà con DTTS thoát nghèo bền vững, thời gian qua Đảng ủy – UBND huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị sản xuất, ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Với diện tích tự nhiên hơn 84.503ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 74.970 ha. Đất đai ở đây không màu mỡ như những địa bàn khác, nhưng với quyết tâm “cải tạo đất” của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương nên đã biến vùng đất sỏi đá khô cằn, thành vùng trồng cây công nghiệp, ăn trái rộng lớn, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Cùng chúng tôi về “tham quan” một số mô hình sản xuất hiệu quả ở các thôn làng trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn An, Chánh Văn phòng UBND huyện Đăk Hà chia sẻ: “Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích đất, nhằm thức đẩy sản xuất phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân. Thời gian qua, Huyện ủy – UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp các địa phương thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tổ chức khảo sát rồi xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện phù hợp với nhận thức của bà con và điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phù hợp với nhu cầu thực tế, chuyển đổi đất trồng lúa, trồng mì, bời lời kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng mang lại giá trị cao giá bán được, thị trường tiêu thụ lớn. Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, chú trọng phát triển kinh tế tập thể; phát triển nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là bà con thôn làng DTTS”.
Để phát triển đúng hướng, Huyện ủy- UBND huyện Đăk Hà đã chỉ đạo các địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, chế biến. Trên cơ sở thực tế tại địa phương, huyện đã tập trung lãnh đạo rà soát diện tích trên 122 ha cây trồng kém hiệu quả, già cỗi như cao su, bời lời, cà phê để vận động người dân chuyễn sang trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như Mắc ka, hoặc tái canh cây cà phê trồng xen cây ăn quá như sầu riêng, nhãn…bước đầu đạt hiệu quả cao, tăng từ 3-5 lần so với cây trồng củ. Cùng với đó Huyện ủy- UBND huyện khuyến khích tạo điều kiện hướng dẫn phát triển các thành phần kinh tế như tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để liên kết sản xuất theo chuổi giá trị, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là phát triển cà phê Đăk Hà vươn tầm quốc tế.
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên để để vận động, hướng dẫn người dân trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạn đó chỉ đạo, triển khai cho các cơ quan chức năng tuyển chọn đầu tư con giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhân rộng mô hình nuôi heo hướng nạc, đưa giống bò lai sind vào ''Sind hóa'' đàn bò địa phương; chương trình sử dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo trong các hộ gia đình và các trang trại tập trung....Ngoài ra, huyện chú trọng quy hoạch khu chăn nuôi tập trung trên 500 ha tại xã Đăk Ui, vùng chăn thả tập trung ở các thôn, phát động nhân dân tận dụng đất trong vườn để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn gia súc đã có trên 26 ngàn con và đàn gia cầm gần 192 ngàn con. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với nhiều loại hình hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Huyện ủy – UBND huyện Đăk Hà luôn quan tâm và ưu tiên đến cuộc sống của bà con DTTS. Hiện nay trên địa bàn có gần 8.200 hộ đồng bào DTTS, chiếm gần 45% số hộ dân toàn huyện. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp với chính quyền các địa phương trên địa bàn đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS.Trong đó, huyện chú trọng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, máy móc, dụng cụ sản xuất, vốn vay ưu đãi cho người dân, nên đến nay đa số các hộ dân đều có đất ở, đất sản xuất. Từ năm 2022, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025, cùng với việc triển khai các dự án đầu tư về hạ tầng cơ sở thiết yếu; huyện tập trung rà soát, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, triển khai các chính sách tín dụng cho người dân. Chỉ tính riêng năm 2022, huyện Đăk Hà giải ngân 4,4 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho 110 hộ đồng bào DTTS vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho 73 hộ và nước sinh hoạt phân tán cho 91 hộ thụ hưởng.
Gặp chúng tôi tại vườn cà phê sai quả đang vào mùa thu hoạch, chị Y Lia (dân tộc Xê-đăng) ở thôn Kon Pông, xã Đăk Ui chia sẻ, 5 năm về trước, chị vẫn còn là hộ nghèo. Từ năm Năm 2018, tôi được Hội phụ nữ xã tín chấp cho vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện với mức lãi suất ưu đãi. Với nguồn vốn này, tôi cùng chống bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi bò sinh sản, trồng cà phê. Sau 5 năm kiên trì, vợ chồng tôi không những trả được nguồn vốn vay, chủ động xin thoát khỏi hộ nghèo, mà còn dành dụm xây được ngôi nhà mới, mua thêm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cuộc sống gia đình mình và bà con dân làng phát triển ấm no như ngày hôm nay là nhờ có Đảng, nhà nước, cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, cán bộ các cấp nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ “cầm tay chỉ việc”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong phát triển kinh tế gia đình, thay đổi phương thức sản xuất, thực hành tiết kiệm, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã đẩy mạnh lãnh đạo và triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Với sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của các cấp, các ngành trên địa bàn, đến nay huyện Đăk Hà đã huy động được trên 2.100 hộ đồng bào DTTS tham gia thực hiện các mô hình nuôi cá nước ngọt, cải tạo vườn tạp, chăn nuôi gia súc, gia cầm có chuồng trại hợp vệ sinh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất... Nhờ đó mà bà con đã cải thiện được cuộc sống gia đình; nhiều hộ còn mạnh dạn tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất, nâng cao thu nhập.