Kỳ 2: Hà Nội phấn đấu gia nhập vào mạng lưới 'Thành phố học tập' của UNESCO trong thời gian sớm nhất

Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội nêu rõ các mục tiêu, trong đó có mục tiêu Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 đạt danh hiệu 'Thành phố học tập' của UNESCO.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn TP Hà Nội:

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 đạt danh hiệu “Thành phố học tập”. Ảnh: Trần Tùng

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 đạt danh hiệu “Thành phố học tập”. Ảnh: Trần Tùng

Huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục

Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội (về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn TP Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) nêu rõ các mục tiêu. Đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 10/6/2023.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, các cấp, các ngành tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong Nhân dân. Qua đó nâng cao nhận thức của Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân.

Đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân Thủ đô, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất nước; huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Hà Nội sẽ xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Duy trì tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi biết chữ đạt 99,5% trở lên; Tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt 95%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân đạt mục tiêu: Tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75 - 80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt tỷ lệ 55 - 60%; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%;

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 50%. Trong đó, 12% dân số có trình độ đại học trở lên; 100% cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước thuộc TP được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng phù hợp theo yêu cầu nghiệp vụ và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 6/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.

Cùng với đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục hướng đến các mục tiêu: Cơ sở giáo dục ĐH, cao đẳng trực thuộc triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; Phấn đấu 80% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80 - 85%.

Về xây dựng các mô hình học tập trong xã hội: Tỷ lệ người dân đạt danh hiệu công dân học tập đạt 50%; Tỷ lệ người dân có kỹ năng số đạt 50%; Tỷ lệ gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đạt 60%; Tỷ lệ đơn vị được công nhận là đơn vị học tập đạt 50%; 40% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Đăng ký danh hiệu “Thành phố học tập” theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Nỗ lực vì một Hà Nội - “Thành phố học tập" vào năm 2030

Mục tiêu đến năm 2030, TP xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt tỷ lệ 99,6%; Người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt tỷ lệ 96%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Năng lực cơ bản và trình độ của người dân: Tỷ lệ người lao động được qua đào tạo đạt 80 - 85%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 60%; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 70%; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 70%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 60%. Trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên; Trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 85 - 90%.

Hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục: Cơ sở giáo dục ĐH, cao đẳng trực thuộc tiếp tục triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; Phấn đấu 90% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 90% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.

Về xây dựng các mô hình học tập trong xã hội; 70% người dân đạt danh hiệu công dân học tập; 70% người dân có kỹ năng số; 80% gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập; 70% đơn vị được công nhận là đơn vị học tập; 60% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Hà Nội được công nhận danh hiệu “Thành phố học tập”.

(Còn nữa...)

An Nhiên

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ky-2-ha-noi-phan-dau-gia-nhap-vao-mang-luoi-thanh-pho-hoc-tap-cua-unesco-trong-thoi-gian-som-nhat-360460.html