Kỳ 2: 'Khoác áo mới' cho nông sản Đất Tổ
PTĐT - Cùng với việc lập quy hoạch vùng sản xuất, phát triển chuỗi liên kết, các ngành chức năng của tỉnh đã và đang xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của nông sản Phú Thọ . Từ đó, nâng cao giá trị và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
>>> Kỳ1: "Công nghiệp chế biến" - Khâu then chốtNỗ lực xây dựng thương hiệuNhững năm qua, việc hỗ trợ tạo lập quyền sở hữu trí tuệ cho các mặt hàng nông sản đặc trưng được đẩy mạnh.Trong đó, phải kể đến Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020đã xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cho trên 20 mặt hàng nông sản như: Bưởi Đoan Hùng, gạo nếp gà gáy Mỹ Lung, Chè xanh Yên Kỳ, rau an toàn Tân Đức, tương Dục Mỹ...vvTương Dục Mỹ (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao) đã có mặt trên thị trường hàng chục năm nay. Từ một làng nghề truyền thống sản xuất theo lối tự cung tự cấp, giá trị của một chai tương thành phẩm chỉ ở mức thấp. Thì nay, người làm tương đã thay đổi phương pháp sản xuất, chú trọng đến khâu tổ chức và quản lý sản phẩm.
Từ đó, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương Dục Mỹ được thành lập với 38 thành viên, đóng vai trò là đơn vị chủ thể trong xây dựng và phát triển thương hiệu tương Dục Mỹ. Năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ công bố Nhãn hiệu tập thể “Tương Dục Mỹ” xã Cao Xá, huyện Lâm Thao. Đây là cơ sở và công cụ pháp lý hữu hiệu để xã viên HTX sử dụng, khai thác và bảo vệ giá trị sản phẩm của mình.Ông Đỗ Văn Bảy - Giám đốc HTX cho biết: “Xây dựng nhãn hiệu là bước đệm thúc đẩy quá trình hình thành thương hiệu cho sản phẩm. Từ ngày có nhãn hiêu, bà con ý thức hơn trong khâu sản xuất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để có được thành phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.” Nhờ đó, thu nhập của các hộ cao hơn 20 - 30% so với trước đây, thu nhập trung bình đạt từ 30 - 50 triệu đồng/hộ/năm.Nhãn hiệu giúp cho nông sản dễ dàng hơn trong việc tiếp cận người tiêu dùng và “mở đường” cho quá trình “lên kệ” trong các chuỗi cung ứng tiềm năng. Thế nhưng, với các sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trên thị trường thì sự cải tiến về bộ nhận diện thương hiệu lại là yêu cầu bắt buộc để nâng cao vị thế của mình. Từ đó, làm tăng giá trị đối với sản phẩm được bảo hộ, tạo thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và cạnh tranh cao.
Nâng tầm giá trị Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô được công bố nhãn hiệu tập thể năm 2017. Trải qua ba năm, bộ nhận diện ban đầu đã được cải tiến để mỳ gạo Hùng Lô không chỉ là sản phẩm thôn quê mà nay có mặt trên kệ của các siêu thị lớn và nhà hàng cao cấp. Thay vì chỉ đóng gói trong bao bì nilon quy cách đơn giản, nay còn có thêm hộp giấy, nhãn đẹp phù hợp với mục đích làm quà biếu, tặng...Ông Cao Đăng Duy - Giám đốc HTX cho biết: “Sau khi công bố nhãn hiệu tập thể, sản lượng tiêu thụ của HTX tăng 20 - 30% so với trước đây. Giá bán thành phẩm cũng tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/sản phẩm.” HTX cũng cho ra mắt hai sản phẩm mới có mẫu mã đẹp hứa hẹn chinh phục được thị trường và đưa món quà quê của Phú Thọ đến với mọi miền Tổ quốc.
Không chỉ có mỳ gạo Hùng Lô, thương hiệu bưởi Đoan Hùng cũng được khẳng định nhờ những biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2009, sau khi được hỗ trợ thực hiện chỉ dẫn địa lý, dãn tem nhãn truy xuất nguồn gốc, giá trị của quả bưởi và đời sống của người trồng bưởi cũng được nâng lên. Giá bán tăng từ 25 - 30% so với các sản phẩm không dán tem. Thu nhập của bà con nông dân đạt từ 600 - 700 triệu đồng/ha đối với giống bưởi đặc sản Chí Đám và 250 - 400 triệu đồng đối với giống bưởi Bằng Luân. Để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường, tỉnh đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách xây dựng, quản lý và phát triển cho các nông sản đặc trưng. Ông Nguyễn Hoàng Anh - Trưởng phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận của người dân, doanh nghiệp về vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sản xuất và thương mại hóa nông sản.Xây dựng thương hiệu là quá trình bồi đắp niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông sản. Trong bối cảnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đó sẽ là thuận lợi để các mặt hàng nông sản Đất Tổ tạo lập chỗ đứng trên thị trường. Tuy vậy, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì mỗi người sản xuất phải nâng cao ý thức để những “đứa con tinh thần” thật sự có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202007/ky-ii-khoac-ao-cho-nong-san-dat-to-171620