Kỳ 9: Văn minh cà phê Ottoman – Di sản văn hóa nhân loại
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…của cà phê trong mọi lĩnh vực của đời sống để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới.
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
Văn minh cà phê Ottoman là văn minh cà phê của thế giới Hồi giáo, nơi cà phê được xem là loại thức uống thần thánh, kích thích sáng tạo.
Không thể thiếu trong đời sống văn hóa
Từ cuối thế kỷ 15, người Hồi Giáo Sufi đã uống cà phê trong các buổi lễ truyền thống (Dhikr) vào ban đêm. Cà phê giúp giáo dân tỉnh táo và dễ dàng nảy sinh những ý tưởng mới. Ấn tượng với đặc tính này, người Hồi Giáo đã đặt ra thuật ngữ riêng cho sức mạnh và năng lượng mà cà phê tạo ra là “Marqaha”.
Cà phê Ottoman là cà phê dạng đun. Hạt cà phê được nghiền mịn (mịn nhất trong tất cả các kỹ thuật pha chế) sau đó hòa trực tiếp vào nước và đun sôi trong một dụng cụ đặc biệt gọi là Cezve. Theo quan niệm của người Ottoman, cách pha chế này sẽ giữ trọn vẹn hương vị tinh túy nhất của cà phê.
Ly cà phê tỏa hương thơm đậm đà, người uống đợi cặn cà phê lắng hẳn xuống mới thưởng thức. Sau khi uống xong tách cà phê ngon tuyệt, dựa vào hình thù của cặn cà phê dưới đáy ly có thể tiên đoán tương lai của chính mình. Văn hóa bói cà phê đến nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Năng lượng của những nhà tư tưởng
Thế kỷ 16, quán cà phê đầu tiên tại Istanbul ra đời. Từ đây, cà phê mở ra một lĩnh vực hoạt động kinh tế mới và làm thay đổi đời sống xã hội Ottoman.
Quán cà phê không chỉ là nơi thưởng thức cà phê mà hoạt động như những không gian văn hóa. Mọi người đến từ các dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp khác nhau cùng chơi cờ, đọc bản tin, thảo luận các vấn đề xã hội và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ dân gian đến trưng bày tác phẩm nghệ thuật, thơ ca của họ.
Cà phê như chất xúc tác thúc đẩy những cuộc thảo luận và được ví như “Sữa của người chơi cờ và nhà tư tưởng”. Quán cà phê đóng vai trò là nơi trao đổi kiến thức và được gọi là “Mekteb-i 'irfan” - trường học tri thức, cung cấp và phổ biến các ý tưởng mới. Đồng thời phá vỡ rào cản giai tầng xã hội, thúc đẩy xã hội hóa.
Năm 2013, văn minh cà phê Ottoman (cà phê Thổ Nhĩ Kỳ) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị di sản đó đã được các chuyên gia cà phê hàng đầu tại Tập đoàn Trung Nguyên Legend tâm huyết nguyên cứu, ứng dụng tạo tác nên bộ sản phẩm Trung Nguyên Legend Capsule (viên nén cà phê rang xay) với hương vị Thiền - Roman - Ottoman hội tụ tinh hoa 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu của nhân loại, đưa đến cho cộng đồng những người yêu và đam mê thưởng thức cà phê theo phong cách hiện đại nhưng vẫn trọn vẹn hương vị tinh túy của cà phê.