Cây máu rồng (Dragon’s Blood tree) từ xa xưa đã được những người sinh sống và làm việc ở xung quanh loài cây này yêu thích bởi có một hình dạng bề ngoài rất lạ lẫm. Những cũng chính bởi sự kỳ lạ mà không ngạc nhiên gì khi loài cây này được gắn với rất nhiều phép ma thuật, truyện kể dân gian và truyền thuyết cổ xưa.
Trong thực tế, cây máu rồng có tên khoa học là Dracaena cinnabari là một thành viên của gia đình cây Dracaena. Cây nở hoa vào tháng 2, với những nhánh hoa nhỏ màu trắng hoặc màu xanh.
Phải mất 5 tháng sau đó hoa mới hình thành quả. Loại quả này nhỏ, chuyển màu từ xanh lá cây qua màu đen rồi mới đến màu đỏ-vàng khi chín.
Tán lá cây rậm và tạo thành hình như một chiếc ô khổng lồ.
Nhựa của cây có màu đỏ như màu máu.
Cây máu rồng lớn chậm, có thể cao tới 10 mét và tuổi thọ lên đến 650 năm.
Loài cây này sinh trưởng tại đảo Socotra, Yemen ở phía Đông của vùng sừng châu Phi thuộc Ấn Độ Dương.
D. Cinnabari có khả năng thích nghi cao, sống trong cả điều kiện khắc nghiệt, khô khan và lớp đất mỏng. Các hạt mưa và sương vào buổi sáng thường được ngưng tụ lại trên sáp lá sau đó được chảy xuống các cành cây và thân cây rồi đến dễ dưới cây. Chính cơ chế đó cho phép cây máu rồng sống sót rất cao.
Hơn nữa vỏ thân cây rất dày, tán lá lại cung cấp bóng mát đáng kể làm giảm nước ở xung quanh thân cây và rễ cây bị bốc hơi. Các tán lá rộng cũng cho phép cây máu rồng bảo vệ các cây con bị chết do ánh nắng gay gắt của mặt trời.
Có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí về sự ra đời của loài cây kỳ lạ bậc nhất hành tinh này. Có truyền thuyết cho rằng D. Cinnabari lớn lên từ máu trên mặt đất sau một cuộc đại chiến giữa một con rồng và một con voi, khiến cho rồng bị thương và đổ máu. Truyền thuyết khác lại cho rằng D. cinnabari liên quan tới con rồng Ladon thời cổ đại có một trăm cái đầu và nói rất nhiều tiếng khác nhau. Sau đó đã bị Hercules giết chết bằng mũi tên vàng. Máu của Ladon đã tạo ra cây máu rồng ngày nay.
Các nhà khoa học lại tin, do nhựa cây máu rồng có màu và mùi như máu nên dân gian mới gọi đó là cây máu rồng. Hiện nhựa từ cây này có giá trị về mặt y học, thậm chí còn được dùng để tạo ra sơn và mỹ phẩm. Tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đang khiến loài cây kì bí này rơi vào thảm họa tuyệt chủng.
Theo Văn Biên/KH&PT