Kỳ đà vân trốn dưới gầm tủ nhà dân ở TP HCM: Loài nguy cấp

Mới đây, anh Trương Văn Thường ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM đã tự nguyện giao nộp một con kỳ đà vân dài 1,2 mét và nặng hơn 7kg cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM.

Trước đó, anh Thường phát hiện con kỳ đà vân này dưới gầm tủ áo quần trong nhà mình. Sau khi bắt giữ con vật và tìm hiểu, anh biết đây là loài động vật quý hiếm. Con kỳ đà vân, giới tính cái, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Kiểm lâm đã tiếp nhận để chăm sóc và thả về tự nhiên. (Ảnh: NK.)

Trước đó, anh Thường phát hiện con kỳ đà vân này dưới gầm tủ áo quần trong nhà mình. Sau khi bắt giữ con vật và tìm hiểu, anh biết đây là loài động vật quý hiếm. Con kỳ đà vân, giới tính cái, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Kiểm lâm đã tiếp nhận để chăm sóc và thả về tự nhiên. (Ảnh: NK.)

Kỳ đà vân (tên khoa học Varanus nebulosus) có hình dáng giống một con thạch sùng hay kỳ nhông cỡ lớn. Kỳ đà vân có cái cổ và đuôi dài, bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Chiếc đầu hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, thân hình trông khá nặng nề.

Kỳ đà vân (tên khoa học Varanus nebulosus) có hình dáng giống một con thạch sùng hay kỳ nhông cỡ lớn. Kỳ đà vân có cái cổ và đuôi dài, bộ chân khỏe, tứ chi phát triển. Chiếc đầu hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, thân hình trông khá nặng nề.

Một cá thể kỳ đà vân trưởng thành thường phủ một lớp vảy màu xám hoặc xám xanh và bên dưới có lỗ để tiết dịch. Trên thân của chúng có các vân màu đậm chạy ngang cơ thể. Các vân này phân bố trên khắp cơ thể, từ đầu cho đến hết phần đuôi tạo nên vẻ ngoài lốm đốm.

Một cá thể kỳ đà vân trưởng thành thường phủ một lớp vảy màu xám hoặc xám xanh và bên dưới có lỗ để tiết dịch. Trên thân của chúng có các vân màu đậm chạy ngang cơ thể. Các vân này phân bố trên khắp cơ thể, từ đầu cho đến hết phần đuôi tạo nên vẻ ngoài lốm đốm.

Bụng có màu trắng và sẽ đậm dần theo độ tuổi hoặc khu vực sinh sống của kỳ đà vân. Hai lỗ mũi nằm giữa miệng và mắt, đặt nằm ngang và có thể đóng lại để tránh bị nước hoặc các mảnh vụn rơi vào.

Bụng có màu trắng và sẽ đậm dần theo độ tuổi hoặc khu vực sinh sống của kỳ đà vân. Hai lỗ mũi nằm giữa miệng và mắt, đặt nằm ngang và có thể đóng lại để tránh bị nước hoặc các mảnh vụn rơi vào.

Lưỡi của chúng có cấu tạo giống như lưỡi của rắn với phần đầu được chẻ làm đôi. Chức năng chính của lưỡi kỳ đà vân là đánh hơi con mồi và không đóng góp nhiều trong việc vận chuyển thức ăn xuống cổ họng.

Lưỡi của chúng có cấu tạo giống như lưỡi của rắn với phần đầu được chẻ làm đôi. Chức năng chính của lưỡi kỳ đà vân là đánh hơi con mồi và không đóng góp nhiều trong việc vận chuyển thức ăn xuống cổ họng.

Một con kỳ đà vân trưởng thành thường có khoảng 101 chiếc răng và chúng có thể mọc thay thế nếu có bất kỳ răng nào bị hỏng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dịch tiết dưới răng của kỳ đà vân có nọc độc nhưng hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào về tác hại của độc tính này đối với cơ thể con người.

Một con kỳ đà vân trưởng thành thường có khoảng 101 chiếc răng và chúng có thể mọc thay thế nếu có bất kỳ răng nào bị hỏng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dịch tiết dưới răng của kỳ đà vân có nọc độc nhưng hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào về tác hại của độc tính này đối với cơ thể con người.

Kỳ đà vân có tứ chi phát triển nên di chuyển rất nhanh trên mặt đất. Để tránh kẻ thù, các con non thường trèo lên cây, cá thể trưởng thành thì ẩn nấp trong các bụi rậm. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng bơi dưới nước và lặn lâu tới 17 phút.

Kỳ đà vân có tứ chi phát triển nên di chuyển rất nhanh trên mặt đất. Để tránh kẻ thù, các con non thường trèo lên cây, cá thể trưởng thành thì ẩn nấp trong các bụi rậm. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng bơi dưới nước và lặn lâu tới 17 phút.

Các sinh vật nhỏ như bọ cánh cứng, bọ cạp, ốc sên, kiến và các loài động vật không xương sống khác là thức ăn yêu thích của kỳ đà vân. Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng có thể ăn xác chết của động vật.

Các sinh vật nhỏ như bọ cánh cứng, bọ cạp, ốc sên, kiến và các loài động vật không xương sống khác là thức ăn yêu thích của kỳ đà vân. Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng có thể ăn xác chết của động vật.

Trong mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để giành cá thể cái. Vào mùa mưa, kỳ đà vân đẻ khoảng 24 trứng có vỏ dai vào hố do chúng tự đào rồi dùng mõm để lấp đất lên hố có chứa ổ trứng.

Trong mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để giành cá thể cái. Vào mùa mưa, kỳ đà vân đẻ khoảng 24 trứng có vỏ dai vào hố do chúng tự đào rồi dùng mõm để lấp đất lên hố có chứa ổ trứng.

Con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số lượng của kỳ đà vân giảm nhanh chóng. Sở dĩ loài động vật này bị săn bắt và buôn bán vì kỳ đà vân có giá trị rất cao trên thị trường. Thịt của loài động vật này được sử dụng để làm thức ăn trong các nhà hàng, da để làm các sản phẩm phục vụ con người và dùng làm thuốc trong y học.

Con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng số lượng của kỳ đà vân giảm nhanh chóng. Sở dĩ loài động vật này bị săn bắt và buôn bán vì kỳ đà vân có giá trị rất cao trên thị trường. Thịt của loài động vật này được sử dụng để làm thức ăn trong các nhà hàng, da để làm các sản phẩm phục vụ con người và dùng làm thuốc trong y học.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-da-van-tron-duoi-gam-tu-nha-dan-o-tp-hcm-loai-nguy-cap-2001604.html