Kỳ II: Đa dạng hóa phương pháp giáo dục

PTĐT - Toàn tỉnh hiện có khoảng 270.000 thanh niên, chiếm 23,6% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội. Đây là lực lượng đông đảo, có vai trò đặc biệt quan trọng ...

Tiếp bước cha anh đi trước, tuổi trẻ Đất Tổ ngày nay xung kích, tình nguyện hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ. Mỗi năm có hàng nghìn thanh niên ưu tú Đất Tổ tình nguyện vào quân ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với đất nước. - Thanh niên huyện Phù Ninh lên đường tòng quân năm 2019.

Tiếp bước cha anh đi trước, tuổi trẻ Đất Tổ ngày nay xung kích, tình nguyện hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ. Mỗi năm có hàng nghìn thanh niên ưu tú Đất Tổ tình nguyện vào quân ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với đất nước. - Thanh niên huyện Phù Ninh lên đường tòng quân năm 2019.

>>> Kỳ I: Những biểu hiện “lệch chuẩn”
PTĐT - Toàn tỉnh hiện có khoảng 270.000 thanh niên, chiếm 23,6% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội. Đây là lực lượng đông đảo, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vậy, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức Đoàn. Thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để đoàn kết, tập hợp, giáo dục ĐVTN.

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Trong hơn trăm phần mộ của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao có phần mộ của liệt sĩ Nguyễn Văn Bảo hy sinh trong chiến dịch Tu Vũ - Hòa Bình năm 1950 mới được tìm thấy tại khu vực Trạm cứu thương suối Lìn, nay là khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn quy tập về đây. Được chứng kiến các đồng đội đưa hài cốt liệt sĩ Bảo về an táng tại nghĩa trang quê nhà, anh Chử Văn Quân - Bí thư Đoàn xã xúc động chia sẻ: Mỗi lần đứng trước các phần mộ liệt sĩ, chúng tôi càng thấy được trách nhiệm tri ân, đền ơn đáp nghĩa của mình đối với những người đã cống hiến hy sinh vì sự bình yên của đất nước. Vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc, ĐVTN trong xã lại có nhiều hoạt động ý nghĩa như chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ, thắp nến tri ân, đặt lên phần mộ những bó hoa tươi thể hiện lòng thành kính biết ơn sâu sắc.Một trong những hình thức giáo dục có hiệu quả cao của tổ chức Đoàn là tọa đàm, nói chuyện truyền thống cho ĐVTN. Những năm qua, Tỉnh đoàn thường xuyên có những chương trình phối hợp với Hội Cựu chiến binh và các cơ quan của Trung ương, của tỉnh để đẩy mạnh công tác này. Mới đây, chương trình giáo dục truyền thống thông qua hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, qua ý nghĩa của các chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản do Tỉnh đoàn phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 2 và Đoàn thanh niên một số cơ quan Trung ương, đơn vị LLVT đã thu hút hơn 500 ĐVTN tham gia. Đồng chí Trần Anh Quang - Phó Bí thư Huyện đoàn Đoan Hùng cho biết: Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản là trận chiến đã đi vào lịch sử anh hùng của Quân đội nhân dân và dân tộc Việt Nam, trong đó có sự đóng góp tích cực của quân và dân Phú Thọ. Vì vậy, những địa danh lịch sử, từng trận đánh hào hùng, sự hy sinh thầm lặng cùng tinh thần đấu tranh kiên cường trước kẻ thù qua lời kể chuyện truyền thống của các nhân chứng lịch sử đã giúp tuổi trẻ hiểu thêm về lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, là tấm gương để thanh niên ngày nay học tập, noi theo. Cùng với đó, các phong trào yêu nước được Tỉnh đoàn phát động sâu rộng đã tạo khí thế thi đua trong ĐVTN, nổi bật là phong trào tuổi trẻ Đất Tổ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ phong trào đã có trên 72.000 ĐVTN lựa chọn đăng ký 1 đến 2 việc làm theo Bác; hàng trăm ĐVTN đạt danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp tỉnh. Đặc biệt, những hoạt động giáo dục truyền thống về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng Đất Tổ như: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Hát Xoan Phú Thọ và các trò chơi dân gian đã thu hút hàng trăm nghìn lượt ĐVTN tham gia. Bí thư Thành đoàn Việt Trì Vũ Thị Thu Hằng cho biết: Việt Trì hiện có trên 11 nghìn ĐVTN, sinh hoạt tại 56 tổ chức cơ sở đoàn. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐVTN, Thành đoàn đã chỉ đạo tổ chức các chương trình có ý nghĩa như: “Hành trình về nguồn”, “Hành trình đi tìm địa chỉ đỏ” và hàng loạt các hoạt động ngoại khóa vận động ĐVTN và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trong tham gia các hoạt động lễ hội… Nhờ đó góp phần cổ vũ, động viên tuổi trẻ thi đua học tập, rèn luyện, nâng cao vai trò trách nhiệm của mình đối với xã hội.Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tuổi trẻ Đất Tổ được BTV Tỉnh đoàn xác định là nội dung trọng tâm, xuyên suốt trong công tác giáo dục của đoàn. BTV Tỉnh đoàn đã tổ chức học tập chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tới cán bộ, đoàn viên trong toàn tỉnh gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 01 của BCH Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác cán bộ đoàn. Bên cạnh đó, thông qua phong trào “Thanh niên xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” đã góp phần phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm, không ngại khó, ngại khổ bằng những phần việc, công trình thanh niên cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Mỗi công trình, phần việc mang tên thanh niên đều hội tụ nhiệt huyết, lan tỏa nhiều niềm vui, hạnh phúc đến cộng đồng. 5 năm qua, toàn tỉnh đã có trên 11 nghìn công trình, phần việc thanh niên, thu hút trên 400 nghìn lượt ĐVTN tham gia theo phương châm “xã hội hóa”, huy động nguồn lực của các cơ quan, doanh nghiệp cùng sự đóng góp ngày công lao động của ĐVTN và sự hưởng ứng của nhân dân với tổng giá trị làm lợi ước đạt trên 35 tỷ đồng. Nổi bật là công trình 10 chiếc “Cầu nông thôn” do Trung ương Đoàn chủ trì triển khai trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa với tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng. Các công trình “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn” với tổng chiều dài trên 1.000km được tu sửa và xây dựng mới; 350km đường điện “Thắp sáng đường quê” được lắp đặt, làm lợi khoảng 7 tỷ đồng. Chương trình “Bốn phương về với xã em” đã trao tặng 70 bộ máy vi tính cho các cơ sở Đoàn, 8 bộ âm thanh cho nhà văn hóa khu dân cư; quyên góp ủng hộ xây mới, sửa chữa trên hàng trăm nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi…

Để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, các giảng viên Trường cao đẳng Cơ điện Phú Thọ luôn đồng hành hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo lớp sinh viên khi ra trường có chuyên môn vững vàng, có đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu xã hội.- Giờ học thực hành nghề điện tử công nghiệp.

Để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, các giảng viên Trường cao đẳng Cơ điện Phú Thọ luôn đồng hành hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo lớp sinh viên khi ra trường có chuyên môn vững vàng, có đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu xã hội.- Giờ học thực hành nghề điện tử công nghiệp.

Tạo sức lan tỏaThông qua các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ đã mang lại hiệu quả, tạo sức lan tỏa, khát vọng vươn lên của tuổi trẻ. Nhiều ĐVTN đã nhận thấy trách nhiệm đối với chính mình, gia đình và quê hương, tự thân phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện, trở thành người thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, với tinh thần cần cù sáng tạo cùng sự giúp đỡ của tổ chức đoàn trong thực hiện chính sách thanh niên, nhiều ĐVTN đã phát huy sức trẻ làm giàu cho quê hương, đã có 280 mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, CLB thanh niên phát triển kinh tế duy trì hoạt động; 320 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, thu hút trên 4.900 ĐVTN tham gia.Không chỉ dám nghĩ, dám làm phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, xây dựng quê hương phát triển mà từ các hoạt động giáo dục, cảm hóa của tổ chức Đoàn đã thôi thúc khát vọng hoàn lương của không ít ĐVTN từng lầm đường, lạc lối tìm lại chính mình. Theo thống kê của Tỉnh đoàn, 5 năm qua, đã có trên 1.000 thanh thiếu niên chậm tiến trong tỉnh được cảm hóa, giúp đỡ tiến bộ. Tiếp bước cha anh đi trước, tuổi trẻ Đất Tổ ngày nay không chỉ xung kích, tình nguyện trên mặt trận kinh tế, trau dồi phẩm chất đạo đức mà còn hăng hái tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ. Mỗi năm có hàng nghìn thanh niên ưu tú Đất Tổ tình nguyện vào quân ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với đất nước. Đầu năm 2019, Hoàng Văn Tuấn ở khu 2, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh cùng hơn 2.000 thanh niên ưu tú trong tỉnh nô nức lên đường tòng quân. Phấn khởi trước giờ nhập ngũ, Tuấn thể hiện quyết tâm: “Được phân công về Lữ đoàn 297/Quân khu 2, em quyết tâm cố gắng rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Em hy vọng môi trường quân đội sẽ rèn rũa mình trưởng thành, vững vàng hơn, vì thế, em cảm thấy yên tâm, phấn khởi lên đường làm nhiệm vụ”. Xác định mục đích sống cao đẹp, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, đông đảo thanh niên Đất Tổ đã nỗ lực rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn tỉnh đã giới thiệu trên 2.600 ĐVTN cho Đảng xem xét, kết nạp, trong đó có hơn 1.800 đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Niềm vinh dự lớn lao đó đã góp phần tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, thôi thúc đông đảo thanh niên ngày nay phấn đấu vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại.

Kỳ III: Bồi đắp, định hướng giá trị đạo đức cho giới trẻ

Thanh Nga - Hồng Nhung

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/dao-duc-ho-chi-minh/201907/ky-ii-da-dang-hoa-phuong-phap-giao-duc-165471