Kỳ lạ đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ
Chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ.
Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.
Sáng 11/3/ 2019, (tức mùng 6 tháng Hai năm Kỷ Hợi), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2019) tại đền thờ Hai Bà Trưng, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân.
Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh. Sử sách ghi rằng, thời kỳ đó, đất nước ta bị nhà Hán đô hộ, với chính sách thống trị tàn bạo và các chếđộ cống nạp hà khắc, nhất là sau khi thái thú Tô Định được cử đến cai trị. Nhân dân ta sống trong lầm than, khổ cực, sục sôi ý chí nổi dậy.
Trong số các Lạc tướng của người Việt có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán. Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, thái thú Tô Định đã giết Thi Sách. Năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc.
Ngọn cờ chính nghĩa tung bay chiến thắng ở 65 huyện, thành. Nền độc lập được khôi phục, chấm dứt giai đoạn 246 năm thống trị (lần thứ nhất) của phong kiến phương Bắc. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước thanh bình, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.
Lên ngôi được 3 năm, quân giặc lại tràn sang, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo quân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết.
Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Một số tướng lĩnh người Việt tụ nghĩa cùng Hai Bà Trưng tiên phong xông pha trận mạc đã trở thành nỗi kinh hoàng ám ảnh quân Hán lúc đó:
Vùng Yên Dũng, Bắc Giang có nữ tướng Thánh Thiên.
An Biên, Hải Phòng có căn cứ của Lê Chân.
Tiên La (Thái Bình) có Bát Nạn tướng quân.
Bạch hạc (Vĩnh Phú) có nàng Hội.
Nga Sơn, Thanh Hóa có Lê Thị Hoa.
Động Lão Mai ở Thái Nguyên có Hồ Đề.
Tam Nông, Vĩnh Phú có Xuân Nương.
Châu Đại Man (Tuyên Quang) có Nàng Quỳnh, Nàng Quế.
Thanh Sơn, Vĩnh Phú có Đàm Ngọc Nga.
Tam Thanh (Vĩnh Phú) có Thiều Hoa.
Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có Quách A.
Tiên Nga (Vĩnh Phú) có Vĩnh Hoa.
Vĩnh Tường, Vĩnh Phú có Lê Ngọc Trinh.
Đường Lâm – Sơn Tây có Lê Thị Lan.
Thanh Ba (Vĩnh Phú) có Phật Nguyệt.
Lang Tài (Bắc Ninh) có Phương Dung.
Thương Hồng (Hải Dương) có Trần Nang.
Gia Lâm, Hà Nội có Đường Quốc.
Bình Xuyên (Vĩnh Phú) có ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương.
Chí Linh, Hải Dương có Quý Lan.
Các nhà sử học xem đây là một chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ.
1. Bà Thánh Thiên cầm tinh còn gì?
A. Con Rồng
B. Con Hổ
C. Con Ngựa
C là đáp án đúng. Theo dân gian lưu truyền, thời ấy tại làng Bích Uyển thuộc phủ Kinh Môn, quận Hải Dương một vị quan là Nguyễn Huyến cùng vợ về quê ở ẩn, trước ngày sinh phu nhân nằm mộng thấy một người con gái tự xưng là “Tự nơi dương đình khâm thụ mệnh Trời, xuống đầu nhập thai sinh”. Phu nhân thụ thai đúng 13 tháng, giữa ngày 12 tháng 2 năm Ngọ sinh một gái mày ngài, mắt phượng, tướng mạo oai nghiêm, vợ chồng rất yêu quý con mà đặt mệnh danh cho là Thánh Thiên công chúa. Thánh Thiên thông minh đĩnh ngộ, học một biết mười, năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Năm 12 tuổi đã có tài văn chương, thông thạo võ thuậtSau khi cha mẹ qua đời, Thánh Thiên chiêu mộ quân sĩ, luyện chiến thuật, nổi danh một phương. Nghe tin cậu mình từ quan chiêu mộ trai làng, Thánh Thiên đưa quân đến phối hợp cùng cậu mình, giành được nhiều thắng lợi ở vùng Yên Dũng, Bắc Giang. Mùa xuân năm Canh Tý , Hai Bà Trưng đem quân tiến đánh Mê Linh (nay là một huyện của thành phố Hà Nội), rồi đánh thẳng vào thành Liên Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của Tô Định, đuổi viên Thái thú này ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập cho dân tộc Việt. Sau khi tự lập làm vua, Trưng Nữ Vương (tức Trưng Trắc) phong Thánh Thiên làm Đại tướng quân trấn giữ miền Hợp Phố (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc)Đầu năm Nhâm Dần (42), tướng nhà Đông Hán là Mã Viện lại kéo quân sang xâm lược. Trước thế mạnh của giặc, phòng tuyến Lãng Bạc bị phá vỡ, Hai Bà Trưng đành lui quân về Cấm Khê. Thánh Thiên từ mạn Bắc đem quân xuống cứu viện nhưng không kịp. Nghe tin Hai Bà Trưng đã tự vẫn (tháng 2 hoặc tháng 3 năm Quý Mão, 43), Thánh Thiên dẫn quân đóng trên sông Nhật Đức (tức sông Thương). Bị quân Đông Hán đến đánh, bà cho quân lui về Ngọc Lâm. Trong một trận giao tranh ác liệt, Thánh Thiên hy sinh tại bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử, là một bến của con sông nhỏ Đa Mai) thuộc địa phận làng Ngọc Lâm ngày nay.
2. Đền Ngọc Lâm nơi thờ bà Thánh Thiên nằm ở tỉnh nào?
A. Bắc Ninh
B. Bắc Giang
B là đáp án đúng. Đền Ngọc Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 138/QĐ ngày 31 tháng 1 năm 1992 công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Đền Ngọc Lâm mở lễ hội 3 lần trong năm: mùng 7 tháng Giêng là ngày Thánh Thiên đến Ngọc Lâm, 12 tháng 2 âm lịch là ngày Thánh Thiên sinh, 30 tháng 8 âm lịch là ngày Thánh Thiên mất. Các lễ đền đều long trọng, nhưng lễ ngày 12 tháng 2 âm lịch là lớn hơn cả.Đền Ngọc Lâm nằm cạnh Bến Ngọc, tên tự là Ngọc Thử, một bến của con sông nhỏ Đa Mai gần thành phố Bắc Giang, nay thuộc thôn Ngọc Lâm xã Tân Mỹ (Yên Dũng).Đền Ngọc Lâm có hai khu Thượng và Hạ, cách nhau chừng 1000m, nối với nhau bởi một đường cổ mang tên Nghinh thánh. Đền Thượng nằm trên một gò đất cao bên bờ sông Cửu Khúc, đối diện với bãi Hán, ngoảnh hướng Đông Nam, cách biệt với khu dân cư. Sân đền lát gạch vuông, phía trước có ban thờ lộ thiên, cảnh quan đền Thượng có cây si già cổ thụ soi bóng xuống đường bến Ngọc. Kiến trúc đền gồm tiền tế 3 gian, hậu đường 3 gian, các vì kèo kết cấu đơn giản, kèo kìm quá giang, gỗ tạp. Trong hậu cung có ban thờ với đầy đủ khám, long ngai, bài vị và nhiều đồ thờ khác. Đền Hạ cổ kính hơn, được khởi dựng từ thời Lê gồm 5 gian tiền tế cao rộng và 3 gian hậu cung. Trong kháng chiến chống Pháp, đền Hạ bị phá hủy, nay đã được xây dựng lại khang trang tố hảo. Các câu đối trong đền đều ca ngợi tấm gương trung dũng của nữ tướng Thánh Thiên
C. Hưng Yên
3. Nữ tướng Lê Chân được đặt tên theo cớ gì?
A. Tên quê gốc
B. Ướm chân
B là đáp án đúng. Nữ tướng Lê Chân sinh ra ở làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn, nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu. Theo dân gian truyền lại thì ông bà Lê Đạo tuổi cao, muộn con nên rất lo lắng. Một hôm, hai vợ chồng lên chùa Yên Tử làm lễ cầu tự. Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy hai vị thiên sứ một vị mặc áo xanh tay cầm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cầm bảo kiếm dẫn ông lên thiên cung. Ông bàng hoàng kinh sợ vội sụp lạy trước một vị đại quan ngồi trong điện. Ông Lê Đạo văng vẳng nghe thấy lời truyền bảo: “Nhà ngươi có phúc lớn, tiếng đến thiên đình. Nay nhân có một tiên nữ phạm lỗi, đày xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con nhà ngươi, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp”.Bỗng chuông trống chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ. Vợ chồng ra về, một buổi sáng sớm, bà đi ra ngoài ấp thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, sinh được một gái (hôm ấy là ngày 8 tháng 2) mày ngài mắt phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhân cớ ướm chân nên đặt tên là Chân.Năm Lê Chân 18 tuổi, sắc đẹp và đức hạnh nổi tiếng khắp vùng. Không chỉ có tài thơ ca mà giỏi cả võ nghệ. Thái thú Tô Định muốn ép Lê Chân về làm tì thiếp, nhưng Lê Chân đã dứt khoát từ chối vì thế mà Tô Định đã sát hại cả bố mẹ nàng. Lê Chân trốn thoát được liền tìm thầy học binh thư, võ nghệ, kết giao với những người cùng chí hướng.Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Lê Chân đã đem toàn bộ quân sĩ của mình theo về. Năm ấy, Bà mới 22 tuổi. Quân giặc rất sợ tài thao lược của Bà, chúng gọi Bà là Đông Hải Kình Ngư (con cá kình của biển Đông). Lê Chân là một trong những nữ tướng xuất sắc của Hai Bà Trưng, được Trưng Nữ Vương phong làm Lê Chân Công chúa. Và cũng như hầu hết các tướng lĩnh khác của Hai Bà Trưng, Lê Chân Công chúa đã anh dũng hy sinh trong khi đang chiến đấu chống cuộc đàn áp tàn khốc của Mã Viện.
C. Vì tài chạy nhanh
4. Trò chơi gì đã được bà Lê Chân áp dụng để đánh giặc?
A. Đánh trận giả
B. Pháo đất
B là đáp án đúng. Tương truyền từ thời Hai Bà Trưng, do tương quan lực lượng hai bên không cân xứng nên nữ tướng Lê Chân đã cho binh lính làm những quả pháo đất tạo tiếng nổ giống tiếng pháo thần công để đánh lạc hướng quân giặc. Ngày nay, pháo đất đã thành trò chơi truyền thống của người dân địa phương tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) .
C. Đấu vật
5. Ả Chàng - Ngọc Trinh Công chúa nổi tiếng vì dùng cái gì đánh giặc?
A. Gươm
B. Dao
C. Dải thắt lưng
C là đáp án đúng. Ngọc Trinh cũng tức là Lê Ngọc Trinh hay Ả Chàng. Theo thần tích ở đền Lũng Ngoại (tức đền Lũng Ngòi, nay thuộc xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) thì Ả Chàng là em ruột của Ả Chạ (còn có tên khác là Ngọc Thanh). Hai chị em cùng nổi tiếng xinh đẹp và khỏe mạnh.Cha mẹ chẳng may nối nhau qua đời sớm, Ả Chạ vì có nhan sắc hơn người nên bị quan đô hộ ở địa phương bắt về làm thiếp và sau đó chưa được bao lâu thì mất, Ả Chàng tức giận, tập hợp lực lượng để chống quan lại nhà Hậu Hán. Binh sĩ Tô Định hễ đi qua khu vực Lũng Ngoại thì thế nào cũng sẽ bị Ả Chàng bất ngờ tấn công. Giặc phải bao phen thất trận, lòng rất oán ức nhưng chưa biết đối phó bằng cách nào.Khi được tin Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Hát Môn, Ả Chàng liền đem quân theo về. Nhờ lập được nhiều công lao nên sau khi dẹp yên Tô Định, Ả Chàng được Trưng Nữ Vương phong làm Công chúa, chức Đại tướng. Khi Mã Viện đem quân sang đàn áp, Ả Chàng đã chỉ huy cuộc chiến đấu rất dũng cảm tại Gò May (nay cũng thuộc xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).Tương truyền, có lần đang hăng hái xông trận thì thanh gươm bị rơi, Ả Chàng liền cởi ngay dải thắt lưng, cột đá vào một đầu để làm vũ khí, vung lên đánh cho cả đám giặc đông phải hoảng sợ mà bỏ chạy tán loạn. Nhưng rồi sức tàn lực kiệt, Ả Chàng đành phải nhảy xuống đầm sen lớn ở Gò May mà tuẫn tiết. Năm đó Ả Chàng 20 tuổi. Nhân dân địa phương đã cùng nhau tôn tập đền thờ Ả Chàng tại Lũng Ngoại.
6. Ả Nang Công Chúa có chồng tên là gì?
A. Hùng Bảo
A là đáp án đúng. Ả Nang cũng tức là Trần Nang. Đầu Công nguyên, do quan đô hộ của nhà Hậu Hán là Tô Định quá tham lam và tàn ác nên ai ai cũng đều oán hận. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ, trong đó, lớn mạnh nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Theo thần tích ở đền Tuyền Liệt (nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) thì lúc bấy giờ, Ả Nang đã cùng chồng là Hùng Bảo tập hợp được trên 200 người và chia làm 2 đội quân, tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, Trưng Nữ Vương phong cho Hùng Bảo làm Hộ Quốc công còn Ả Nang được phong làm Công chúa. Hai người cùng nhau về lại đất Tuyền Liệt và tổ chức khai hoang mở mang điền sản. Lúc Mã Viện đem quân sang đàn áp, cả hai vợ chồng Hùng Bảo và Ả Nang đã nhận lệnh Trưng Nữ Vương, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh lớn, gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng sau khi Trưng Nữ Vương thua trận ở Lãng Bạc, Hùng Bảo và Ả Nang cũng phải chịu thất bại. Hai vợ chồng đã anh dũng hy sinh ở khu vực cách Tuyền Liệt không xa lắm.
B. Hùng Quốc
C. Hùng Công
7. Bát Nàn Công chúa từng làm gì trước khi tụ nghĩa cùng Hai Bà Trưng đánh giặc?
A. Đi tu
A là đáp án đúng. Theo truyền thuyết dân gian vùng Phú Thọ thì Bát Nàn còn có tên khác là Thục Nương người trang Phượng Lâu, nay là xã Phượng Lâu, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Bát Nàn là người nổi tiếng nết na và xinh đẹp. Lớn lên, Bà được gia đình hứa gả cho một chàng trai người cùng trang .Thái Thú Tô Định nghe tiếng Bà, bèn sai người tới hỏi Bà làm thiếp. Bị từ chối, Tô Đinh liền bí mật giết chết cha Bà và sai quân đến tận trang Phượng Lâu để bắt Bà về cho mình. Vì quá uất ức, Bát Nàn đã chém chết khá nhiều quân sĩ của Tô Định rồi chạy về trang Tiên La thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Bát Nàn trông coi chùa Tiên La và xuống tóc đi tu. Năm 40, khi vừa phát động khởi nghĩa, nghe tin Bát Nàn cũng là người cùng chí hướng Hai Bà Trưng liền cho người tới mời hợp sức. Bát Nàn đã đồng ý và kể từ đó, Bà đã từng trải bao phen trực tiếp cầm quân tả xung hữu đột, đánh cho quân đô hộ Hậu Hán thất điên bát đảo. Nhờ có công lớn, Bà được Trưng Nữ Vương phong Công chúa, chức Đại tướng và được trao quyền chỉ huy quân tiên phong đóng tại trang Tiên La. Khi Mã Viện đem quân sang đàn áp, Bát Nàn đã chiến đấu rất anh dũng, gây cho địch những tổn thất rất lớn, nhưng rồi vì thua kém cả về thế lẫn lực. Bát Nàn đã buộc phải thua trận và tuẫn tiết ngay tại trang Tiên La.
B. Đi du lịch
8. Những ai là hai nữ tướng song sinh dưới trướng của Hai Bà Trưng?
A. Nàng Quỳnh và Nàng Quế
A là đáp án đúng. Theo thần tích Miếu Cây Quân và Miếu Cây Sấu (nay thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) thì Nàng Quỳnh và Nàng Quế là hai chị em sinh đôi, cả hai đều rất khỏe mạnh và xinh đẹp. Lúc mới hơn 10 tuổi, hai chị em đã rất giỏi cung kiếm.Bấy giờ, nhân dân khắp cõi đều rất thống khổ bởi ách thống trị tham lam và tàn bạo của nhà Hậu Hán, ai ai cũng chỉ chờ có cơ hội thuận tiện để cùng nhau vùng dậy đánh đuổi quân thù. Lúc bấy giờ, ngay trên quê nhà của Nàng Quỳnh và Nàng Quế cũng có một cuộc khởi nghĩa nhỏ do một người con gái tên là Nàng Xuân phát động và lãnh đạo. Cả hai nàng đã cùng hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa này.Khi Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đổ chính quyền Tô Định, Nàng Xuân đã cùng với Nàng Quỳnh và Nàng Quế hồ hởi dẫn quân theo về. Nàng Quỳnh và Nàng Quế đã chiến đấu rất gan dạ, lập được nhiều công lao, được Trưng Nữ Vương phong làm Công chúa, Tiên phong Phó tướng (Chánh tướng lúc ấy là Công chúa Thiều Hoa).Lúc triều đình nhà Hậu Hán sai Phục Ba Tướng quân Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, cùng với Công chúa Thiều Hoa, Nàng Quỳnh và Nàng Quế đã được Trưng Nữ Vương giao trách nhiệm chỉ huy một lực lượng quân sĩ đánh giặc ở khu vực Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).Tại đây, cánh quân của Nàng Quỳnh và Nàng Quế đã chiến dấu rất ngoan cường và đã liên tiếp gây cho Mã Viện những tổn thất rất to lớn. Theo lời kể của truyền thuyết dân gian thì sau đó, Nàng Quỳnh và Nàng Quế đã anh dũng hy sinh nhưng chưa rõ là ở vị trí cụ thể nào.
B. Nàng Quỳnh và Nàng Nguyệt
C. Nàng Quỳnh và Nàng Xuân
9. Nữ tướng duy nhất nào được Hai Bà Trưng kết nghĩa làm chị em?
A. Xuân Nương
B. Thiều Hoa
C. Nái Sơn
C là đáp án đúng. Theo thần tích đền Liễn Sơn (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) thì Nái Sơn còn có tên khác là nàng Quý Loan. Nàng vốn quê ở khu vực nay thuộc huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương), sau mới di cư đến trang Tinh Luyện (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Nái Sơn nổi tiếng xinh đẹp, nết na, hiểu biết nhiều và rất khỏe mạnh, lại giỏi võ nghệ.Nghe tin Hai Bà Trưng đang chiêu mộ lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Hậu Hán, Nái Sơn đã hồ hởi vượt đường xa dặm dài tìm đến Mê Linh. Tại đây, Nái Sơn dược Hai Bà Trưng tiếp đãi rất ân cần và sau đó là kết nghĩa làm chị em. Hai Bà đã giao cho Nái Sơn chiêu dụ các bậc hào kiệt và tuyển mộ quân sĩ. Tương truyền Nái Sơn đã mời gọi được 4 bậc hào kiệt và đã tuyển mộ được 500 nghĩa dũng. Trước khi khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã tin cậy trao cho Nái Sơn chức Nội thị Tướng quân, ngày đêm hầu cận Hai Bà. Sau khi Tô Định bị nghĩa quân ta đánh cho tan tác, chính Trưng Nữ Vương đã đứng ra tác hợp cho Nái Sơn với Đinh Tướng quân nên vợ nên chồng, tình chị em kết nghĩa nữa Nái Sơn với Trưng Nữ Vương vì thế mà càng trở nên sâu sắc. Bấy giờ, Nái Sơn được Trưng Nữ Vương phong làm An Bình Công chúa.Lúc Mã Viện đem quân tới đàn áp, Nái Sơn đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Trưng Nữ Vương ở Lãng Bạc rồi ở Cấm Khê và tương truyền, Nái Sơn là người đã chôn cất Trưng Nữ Vương trước khi đến lượt mình tuẫn tiết vì nước. Đến thờ Nái Sơn được dựng lên ở hầu khắp các địa phương nơi Nái Sơn từng sống và chiến đấu.
10. Đào Nương Công Chúa nổi tiếng vì bắt được con gì?
A. Hổ răng kiếm
B. Voi trắng chéo ngà
B là đáp án đúng. Đào Nương Công chúa, tức Đề Nương Công chúa hay Hồ Đề, người trang Đông Cao (nay thuộc xã Đông Cao, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc), sau di cư đến động Lão Mai (nay cũng thuộc huyện Mê Linh). Đào Nương là người nổi tiếng xinh đẹp và võ nghệ cao cường, chưa đầy 20 tuổi đã có thể thuần phục được lũ ngựa bất kham và bắt sống được cả voi trắng chéo ngà rất hung dữ ở động Lão Mai.Nhân lòng oán giận của nhân dân đối với chính quyền đô hộ nhà Hậu Hán, lại thù Tô Định đã giết hại cha mình, Đào Nương đã rời trang Đông Cao đến cư ngụ ở động Lão Mai. Tại đây, được nhân dân động Lão Mai và các vùng lân cận hết lòng ủng hộ, Đào Nương đã tập hợp lực lượng để cùng nhau đánh đuổi quân đô hộ. Nghĩa quân Đào Nương từng đánh cho Tô Định nhiều trận hiểm hóc, khiến cho Tô Định rất căm tức.Đến năm 40, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng. Đào Nương đã đem quân theo về. Nhờ giàu tài năng và lòng dũng cảm hiếm thấy, Đào Nương được Trưng Nữ Vương phong làm Đào Nương Công chúa và trao chức Phó Nguyên soái. Sau khi Trưng Nữ Vương qua đời, Đào Nương Công chúa vẫn còn tiếp tục cầm quân chiến đấu thêm một thời gian nữa. Một hôm, Đào Nương Công chúa bí mật về thăm mộ Trưng Nữ Vương, chẳng ngờ bị Mã Viện phát hiện và truy đuổi ráo riết. Đào Nương Công chúa phóng ngựa chạy mãi đến sông Nguyệt Đức (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) rồi tuẫn tiết ở đó.
C. Sư tử hống
Số câu trả lời đúng