Kỳ thú vật chất có thể cháy rực trong tình trạng đóng băng
Băng cháy (Methane clathrate) là dạng vật chất kỳ lạ, được coi là một trong những nguồn năng lượng tiềm năng đầy hứa hẹn. Tuy vậy, chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường.

1. Có thể bốc cháy ở dạng băng đá. Băng cháy trông giống như băng tuyết thông thường nhưng chứa khí methane bị mắc kẹt trong cấu trúc tinh thể nước, vì vậy khi đốt, nó có thể cháy ngay cả khi vẫn còn đông lạnh. Ảnh: lpi.usra.edu.

2. Được hình thành qua hàng triệu năm. Băng cháy hình thành khi vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ dưới đáy biển hoặc trong tầng đất đóng băng, sau đó methane bị mắc kẹt trong mạng lưới tinh thể nước dưới áp suất cao qua hàng triệu năm. Ảnh: Pinterest.

3. Chứa lượng nguồn năng lượng khổng lồ. Một mét khối băng cháy có thể giải phóng 160 mét khối khí methane khi tan chảy, khiến nó trở thành một nguồn năng lượng tiềm năng lớn hơn nhiều so với dầu mỏ hoặc khí tự nhiên. Ảnh: ce.gatech.edu.

4. Được tìm thấy dưới đáy đại dương và vùng băng vĩnh cửu. Băng cháy hình thành ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, thường có ở đáy biển sâu hoặc lớp băng vĩnh cửu vùng cực như ở Bắc Cực, Canada, Siberia và dưới các đại dương như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Ảnh: Pinterest.

5. Được cho là liên quan đến "Tam giác quỷ Bermuda". Một số giả thuyết cho rằng khí methane từ băng cháy dưới đáy biển có thể đột ngột thoát ra, làm giảm mật độ nước và khiến tàu thuyền bị chìm đột ngột trong khu vực Tam giác quỷ Bermuda. Ảnh: Pinterest.

6. Có thể là nguồn năng lượng của tương lai. Các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Canada đang nghiên cứu cách khai thác băng cháy để thay thế dầu mỏ và khí đốt truyền thống. Nhật Bản đã thành công trong việc khai thác thử nghiệm từ đáy biển vào năm 2013. Ảnh: modec.com.

7. Việc khai thác băng cháy rất khó khăn và rủi ro. Dù giàu năng lượng, nhưng việc khai thác băng cháy rất phức tạp và có thể gây sạt lở đáy biển, rò rỉ khí methane, dẫn đến nguy cơ sụp lún địa chất và tác động tiêu cực đến môi trường. Ảnh: bigthink.com.

8. Có thể gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Methane là một loại khí nhà kính mạnh hơn 25 lần so với CO₂. Nếu băng cháy tan chảy tự nhiên do biến đổi khí hậu, lượng methane thoát ra có thể làm trái đất nóng lên nhanh chóng. Ảnh: scx2.b-cdn.net.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.