Kỳ thực tập 'vỡ lòng' của những sinh viên Báo chí năm cuối

Kỳ thực tập đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của nhiều sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với các nữ sinh báo chí K41, đây không chỉ là cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học mà còn là bước đệm vững chắc để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.

Vạn sự khởi đầu nan

Hồng Hoa (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K41) đã chọn Báo Tiền Phong, kỳ vọng đây sẽ là nơi khởi đầu sự nghiệp báo chí của mình. Nhưng sự háo hức nhanh chóng bị dập tắt bởi số lượng sinh viên đăng ký thực tập vượt quá khả năng tiếp nhận của báo. “Dù đăng ký sớm nhất khoa, mình vẫn bị loại vì chưa liên hệ trước. Thông báo chuyển sang cơ quan khác khiến mình hụt hẫng và chán nản”, Hoa nhớ lại.

Không bỏ cuộc, Hồng Hoa đã mạnh dạn liên hệ với nhà báo Quỳnh Hoa, bày tỏ khát khao được thực tập tại tờ báo mình mơ ước. Đáp lại sự chân thành của nữ sinh 10X, nhà báo Quỳnh Hoa hướng dẫn nữ sinh đăng ký vào Ban Sinh Viên - Hoa Học Trò của Báo Tiền Phong.

Những tưởng hành trình thực tập sẽ thuận lợi, nhưng thử thách bất ngờ ập đến với Hồng Hoa ngay từ những cuộc trò chuyện qua điện thoại. “Giọng Nghệ An của chị Quỳnh Hoa lúc đó quả thực là một trở ngại lớn. Mình lo lắng mình sẽ nghe không rõ, hiểu sai ý và không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Hồng Hoa nhớ lại. Tuy nhiên, thay vì e ngại, Hồng Hoa đã chọn cách đối diện bằng sự mạnh dạn. Cô không ít lần chủ động hỏi lại người hướng dẫn để đảm bảo mình nắm chắc thông tin và hoàn thành nhiệm vụ.

Được hòa mình vào không khí sôi động của một sự kiện lớn, quan sát các phóng viên chuyên nghiệp tác nghiệp, và tự mình đi lấy tin, viết bài, Hồng Hoa cảm thấy vô cùng tự hào và học hỏi được rất nhiều về quy trình làm việc của một phóng viên thực thụ.

Được hòa mình vào không khí sôi động của một sự kiện lớn, quan sát các phóng viên chuyên nghiệp tác nghiệp, và tự mình đi lấy tin, viết bài, Hồng Hoa cảm thấy vô cùng tự hào và học hỏi được rất nhiều về quy trình làm việc của một phóng viên thực thụ.

Lần đầu tiên may mắn có cơ hội được học hỏi tại một sự kiện quy mô lớn như vòng sơ khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 khu vực miền Bắc, Hồng Hoa không khỏi choáng ngợp. Sau hơn 15 tiếng đồng hồ tác nghiệp liên tục, trở về với hàng loạt bài viết phải hoàn thành, sai sót đã xảy ra. Hoa nhớ lại: “Hôm sau, mình nhận được phản ánh từ nhân vật và phải chỉnh sửa thêm. Thú thật, đó là một sự bối rối không nhỏ, vì đây là lần đầu mình viết về một sự kiện lớn do chính báo tổ chức”.

“Bỏ túi” bài học từ trải nghiệm

Chính “cú vấp” đầu tiên trong kỳ thực tập đã mang đến cho Hồng Hoa bài học sâu sắc. Nữ sinh rút kinh nghiệm: “Để có một bài viết chất lượng, việc lắng nghe kỹ lưỡng từng chia sẻ của nhân vật và ghi chép tỉ mỉ mọi chi tiết nhỏ là điều tối quan trọng”.

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ khác của Hồng Hoa là cơ hội được học hỏi kỹ năng chụp ảnh, quay phim từ nhà báo kỳ cựu Đinh Công Hoan. “Buổi học tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng giá trị. Mình đã được thầy Hoan chia sẻ những kiến thức nền tảng về góc máy, khung hình, cách bắt khoảnh khắc và dựng một đoạn video cơ bản”, nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ.

Hồng Hoa đã có cơ hội học hỏi từ chương trình tập huấn “Kỹ năng truyền thông và xử lý hình ảnh” do nhà báo Đinh Công Hoa hướng dẫn.

Hồng Hoa đã có cơ hội học hỏi từ chương trình tập huấn “Kỹ năng truyền thông và xử lý hình ảnh” do nhà báo Đinh Công Hoa hướng dẫn.

Kỳ thực tập của Hồng Hoa còn mở ra những trải nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Nữ sinh năm cuối đã có cơ hội hỗ trợ sự kiện “Trường học hay trường đời” tại trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. “Những công việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, không tên lại cho mình thấy được tầm quan trọng của sự chuẩn chỉnh, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm”, Hồng Hoa cho biết.

Hồng Hoa cảm thấy may mắn khi được tham gia vào công tác tổ chức sự kiện ý nghĩa “Trường học hay trường đời” tại Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Hồng Hoa cảm thấy may mắn khi được tham gia vào công tác tổ chức sự kiện ý nghĩa “Trường học hay trường đời” tại Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Hồng Hoa cảm thấy may mắn khi được tham gia vào công tác tổ chức sự kiện ý nghĩa “Trường học hay trường đời” tại trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Hồng Hoa cảm thấy may mắn khi được tham gia vào công tác tổ chức sự kiện ý nghĩa “Trường học hay trường đời” tại trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Bên cạnh những hoạt động mang tính chuyên môn, cô sinh viên còn có dịp tham gia workshop thêu tay rèn chữ nhẫn. “Đây là một trải nghiệm thú vị giúp mình thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, đồng thời rèn luyện sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Mình học được rằng, sự kiên nhẫn và thái độ điềm tĩnh không chỉ cần trong lúc thêu thùa mà còn rất quan trọng khi đối diện với những áp lực trong công việc”, cô bạn cười nói.

Các nữ sinh năm 4 cùng nhau rèn luyện sự khéo léo, kiên nhẫn qua buổi workshop thêu tay đầy thú vị.

Các nữ sinh năm 4 cùng nhau rèn luyện sự khéo léo, kiên nhẫn qua buổi workshop thêu tay đầy thú vị.

Cùng chung cảm xúc sau kỳ thực tập, bạn Diệu Yến (sinh viên lớp Truyền thông Chính sách K41) bày tỏ: “Kỳ thực tập vừa qua thực sự là một bước ngoặt trong quá trình học tập của mình. Mình đã có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời khám phá ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để có định hướng phát triển tốt hơn trong tương lai. Mình nhận ra rằng, thái độ học hỏi và sự cầu thị là chìa khóa để tiến bộ”.

Hồng Hoa đã cùng các bạn thực tập viên khác phối hợp tác nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong những chuyến đi lấy tin thực tế.

Hồng Hoa đã cùng các bạn thực tập viên khác phối hợp tác nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong những chuyến đi lấy tin thực tế.

Dù chuyên ngành Văn hóa phát triển có những đặc thù riêng so với môi trường báo chí, Mỹ Lam đã tận dụng tối đa cơ hội thực tập để học hỏi những kỹ năng tác nghiệp cốt lõi. Bạn hào hứng chia sẻ: “Kỳ thực tập là một bước ngoặt quan trọng, giúp mình trang bị những kỹ năng thực tế như phỏng vấn, viết bài và tìm kiếm đề tài hấp dẫn. Mình nhận thấy rằng, dù xuất phát điểm có khác biệt, sự ham học hỏi và tinh thần cầu tiến đã giúp mình hòa nhập và thu được những kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực báo chí”.

Nhà báo Quỳnh Hoa và các thực tập sinh tại Ban Sinh Viên - Hoa Học Trò.

Nhà báo Quỳnh Hoa và các thực tập sinh tại Ban Sinh Viên - Hoa Học Trò.

Sau khi kết thúc kỳ thực tập, Hồng Hoa, Mỹ Lam và Diệu Yến đều đặt nguyện vọng được tiếp tục học hỏi, trau dồi với vai trò cộng tác viên của Ban Sinh Viên - Hoa Học Trò, Báo Tiền Phong. Các nữ sinh báo chí tin tưởng, đây là môi trường năng động, nhiều trải nghiệm quý báu để rèn rũa chuyên môn và kinh nghiệm sống.

(Ảnh: NVCC)

Hồng Hoa

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/ky-thuc-tap-vo-long-cua-nhung-sinh-vien-bao-chi-nam-cuoi-post1735688.tpo